Bài 28 Địa lí lớp 5: Các đại dương trên thế giới. Giải câu 1, 2, bài tập lí thyết trang 131 . Tìm các đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Tự nhiên Thế giới…
Bài 28 Địa lí lớp 5: Các đại dương trên thế giới. Giải câu 1, 2, bài tập lí thyết trang 131 . Tìm các đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Tự nhiên Thế giới…
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì khi học về châu lục và đại dương, học sinh lớp 5 cần đạt những yêu cầu sau:
- Xác định được vị trí địa lí, của các châu lục, một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới trên bản đồ, lược đồ hoặc quả cầu.
- Nêu và so sánh được một số đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên,...) của các châu lục.
- Kể được tên và xác định được vị trí địa lí của các đại dương trên bản đồ hoặc quả địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và lược đồ hoặc bản đồ, so sánh được diện tích, độ sâu của các đại dương.
- Sử dụng bảng số liệu dân số thế giới, so sánh được dân số giữa các châu lục trên thế giới.
- Kể được tên và mô tả được những nét chính về ngoại hình của các chủng tộc trên thế giới.
- Sử dụng lược đồ và trình bày được sự phân bố của các chủng tộc trên thế giới.
- Biết ứng xử phù hợp thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt chủng tộc.
Xoáy nước là dòng nước xoáy được hình thành khi 2 dòng chảy ngược chiều gặp nhau. Những xoáy nước mạnh mẽ xuất hiện phổ biến ở biển và đại dương.
Các xoáy nước nhỏ hơn thường gặp ở chân thác nước và cũng có thể được tạo ra trong các công trình nhân tạo như đập thủy điện.
Ở các đại dương, xoáy nước chủ yếu do thủy triều gây ra và có khả năng nhấn chìm tàu lớn. Dưới đây là 5 xoáy nước lớn nhất và nổi tiếng trên thế giới.
Xoáy nước Corryvreckan - Scotland
Vịnh Corryvreckan là một eo biển nằm giữa đảo Jura và Scarba, Scotland. Dòng chảy và địa hình dưới nước của khu vực Đại Tây Dương tạo ra một cuộc đua thủy triều mạnh mẽ. Đây là nguyên nhân hình thành xoáy nước Corryvreckan.
Xoáy nước nằm ở phần phía bắc của vịnh và có tiếng ồn rất lớn, có thể nghe thấy từ cách đó 16 km. Các thợ lặn khám phá khu vực vịnh coi địa điểm này là một trong những nơi lặn nguy hiểm nhất ở Scotland và Anh.
Nằm giữa thành phố Naruto và đảo Awaji, Nhật Bản, eo biển Naruto nổi tiếng với một xoáy nước thủy triều được đặt tên là Naruto Whirlpool. Eo biển rộng 1,3 km và nối biển nội địa với Thái Bình Dương.
Thủy triều làm cho một lượng lớn nước di chuyển vào và ra khỏi biển nội địa hai lần trong một ngày.
Bởi vì eo biển Naruto hẹp, nước tràn vào nó qua kênh Naruto với tốc độ 19 km/h khi thủy triều lên, tạo ra các xoáy có đường kính lên tới 20 m.
Dòng chảy tại eo biển Naruto là nhanh nhất Nhật Bản và nhanh thứ 4 trên thế giới. Chiều cao của sóng cũng đạt đến gần 9 m.
Hải quân Anh coi xoáy nước này là rất nguy hiểm, có khả năng kéo các vật thể và nhấn chìm xuống độ sâu 262 m. Cầu Naruto là nơi lý tưởng để quan sát các xoáy nước ở đây.
Skookumchuck Narrows là eo biển tạo thành cửa ngõ Sechelt Inlet của bờ biển British Columbia, Canada. Sóng bạc đầu và xoáy nước thường được hình thành tại các ghềnh ở khu vực này trong thời gian dòng chảy cao điểm.
Mỗi ngày, một lượng lớn nước biển bị thủy triều ép đi qua Skookumchuck Narrows. Chênh lệch mực nước ở hai bên bờ sông có thể vượt quá độ cao 2 m trong khi tốc độ hiện tại có thể vượt quá 30 km/h.
Các ghềnh thủy triều ở đây đôi khi được coi là nhanh nhất trên thế giới. Hình thái thủy triều khiến nước di chuyển hầu như mọi lúc trong khu vực.
Moskstraumen là một trong những xoáy nước mạnh nhất trên thế giới. Không chỉ có một xoáy nước, Moskstraumen là một hệ thống xoáy nước thủy triều hình thành ngoài khơi bờ biển Na Uy.
Xoáy nước được hình thành khi dòng thủy triều mạnh chảy giữa các hòn đảo với Đại Tây Dương và vịnh hẹp Vestfjorden.
Xoáy nước lớn nhất có đường kính 40-49 m và tạo ra một gợn nước bề mặt lên đến gần một mét. Tốc độ của dòng nước lên đến 32 km/h.
Moskstraumen là kết quả của những yếu tố như thủy triều, gió mạnh, vị trí và địa hình dưới nước. Vòng xoáy này thường được sử dụng làm tình tiết trong các câu truyện của các nhà văn nổi tiếng Jules Verne và Edgar Allen Poe.
Xoáy nước ở eo biển Saltstaumen đứng đầu danh sách các xoáy nước lớn nhất thế giới. Đây cũng là xoáy nước mạnh nhất.
Nằm trong vòng Bắc Cực ngoài khơi bờ biển Na Uy, Saltstraumen là một eo biển nhỏ với dòng thủy triều mạnh, dài khoảng 2,6 km và rộng gần 150 m.
Khoảng 400 triệu m3 nước chảy qua Saltstraumen cứ sau 6 giờ. Các xoáy nước với đường kính lên tới 10 m và sâu gần 5 m, hình thành 4 lần/ngày khi dòng chảy mạnh nhất, tốc độ có thể lên đến 40 km/h.
Xoáy nước Saltstaumen rất nổi tiếng là là lý do thu hút du khách ghé thăm nơi đây.
Siêu xe có mặt khắp nơi trên thế giới, nhưng ở Dubai, London hay Monaco, mật độ siêu xe còn dày đặc hơn cả những chiếc xe bình dân.
Hiện nay, trên thế giới có 6 châu lục gồm: Châu Á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương (hay còn gọi là Châu Úc), Châu Nam Cực và 5 đại dương bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương. Riêng tại Mỹ, họ tách châu Mỹ ra thành Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nên với người Mỹ - Trái đất có tới 7 châu lục.
* Các châu lục trên thế giới có đặc điểm như sau:
- Diện tích: 44,58 triệu km² (chiếm khoảng 30% diện tích đất liền toàn cầu).
- Dân số: Khoảng 4,7 tỷ người (2024), chiếm hơn 60% dân số thế giới.
- Là nơi ra đời của nhiều nền văn minh lớn (Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa).
- Châu Á có sự đa dạng về địa hình: từ dãy Himalaya cao nhất thế giới, các đồng bằng châu thổ rộng lớn như sông Mekong, đến các sa mạc khô cằn như Gobi.
- Diện tích: 30,37 triệu km² (chiếm 20,4% diện tích đất liền toàn cầu).
- Dân số: Khoảng 1,4 tỷ người (2024), chiếm gần 18% dân số thế giới.
- Châu Phi là nơi khởi nguồn của loài người, với nhiều di tích cổ đại như kim tự tháp Ai Cập và các hóa thạch tổ tiên con người.
- Diện tích: 10,18 triệu km² (chiếm 6,8% diện tích đất liền toàn cầu).
- Dân số: Khoảng 750 triệu người (2024), chiếm khoảng 10% dân số thế giới.
- Là châu lục có mật độ dân số cao và đô thị hóa mạnh, được xem là cái nôi của văn minh phương Tây, với các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
- Diện tích: 42,55 triệu km² (gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ).
- Dân số: Khoảng 1 tỷ người (2024), chiếm khoảng 13% dân số thế giới.
- Chây Mỹ bao gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
- Diện tích: 8,56 triệu km² (nhỏ nhất thế giới).
- Dân số: Khoảng 44 triệu người (2024), mật độ dân số thấp nhất thế giới.
- Châu Đại Dương bao gồm Australia, New Zealand và hơn 25.000 đảo nhỏ ở Thái Bình Dương.
- Diện tích: 14 triệu km², phần lớn được bao phủ bởi băng tuyết.
- Dân số: Không có cư dân thường trú; chỉ có khoảng 1.000-5.000 nhà nghiên cứu làm việc tại các trạm khoa học (tùy mùa).
- Là châu lục lạnh nhất và khắc nghiệt nhất trên Trái Đất, với nhiệt độ có thể xuống tới -80°C và là nơi tập trung nhiều loài động vật đặc trưng như chim cánh cụt và hải cẩu.
* Các đại dượng trên thế giới có đặc điềm sau:
Có diện tích: 168,72 triệu km² (lớn nhất thế giới), chạy dài từ Bắc Băng Dương tới Nam Đại Dương, là đại dương sâu nhất thế giới, với rãnh Mariana sâu hơn 10.000 mét.
Có diện tích: 85,13 triệu km² (lớn thứ hai thế giới), kết nối châu Mỹ với châu Âu và châu Phi và là đại dương có nhiều tuyến hàng hải quan trọng.
Có diện tích: 70,56 triệu km², nằm giữa châu Phi, châu Á và châu Đại Dương, là đại dương giàu tài nguyên và đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.
Có diện tích: 14,06 triệu km² (nhỏ nhất), nằm quanh Bắc Cực, đóng băng quanh năm, là nơi sinh sống của gấu Bắc Cực và nhiều loài sinh vật đặc trưng.
Có diện tích: 20,33 triệu km², bao quanh châu Nam Cực, nổi tiếng với hệ sinh thái phong phú và là môi trường sống quan trọng của cá voi xanh, hải cẩu và chim cánh cụt.
Có bao nhiêu châu lục và đại dương trên thế giới? Học sinh được học về châu lục và đại dương trong chương trình lớp mấy? (Hình từ Internet)