Miền Bắc Việt Nam sở hữu nhiều trường đại học danh tiếng cung cấp chương trình đào tạo ngành Luật, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Năm 2024, Các trường đào tạo ngành luật ở miền Bắc hàng đầu như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, và Đại học Kinh tế Quốc dân tiếp tục giữ vững vị thế với chương trình học chất lượng và đội ngũ giảng viên có uy tín. Sinh viên có cơ hội tiếp cận kiến thức pháp lý chuyên sâu, cùng với các hoạt động thực hành và nghiên cứu thực tiễn, chuẩn bị tốt cho sự nghiệp trong lĩnh vực pháp luật.
Miền Bắc Việt Nam sở hữu nhiều trường đại học danh tiếng cung cấp chương trình đào tạo ngành Luật, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Năm 2024, Các trường đào tạo ngành luật ở miền Bắc hàng đầu như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, và Đại học Kinh tế Quốc dân tiếp tục giữ vững vị thế với chương trình học chất lượng và đội ngũ giảng viên có uy tín. Sinh viên có cơ hội tiếp cận kiến thức pháp lý chuyên sâu, cùng với các hoạt động thực hành và nghiên cứu thực tiễn, chuẩn bị tốt cho sự nghiệp trong lĩnh vực pháp luật.
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng (HPU) trước đây có tên là Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, là một trong 20 trường Đại học ngoài công lập được thành lập đầu tiên trên cả nước (1997). Trường được đầu tư đồng bộ với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với khu giảng đường giám sát bằng Camera, khu liên hợp thể thao với nhà tập đa năng, sân bóng và bể bơi ngoài trời hiện đại. Đây cũng là trường đầu tiên ở Việt Nam xây dựng Khách sạn Sinh viên.
Học viện Ngân hàng (BA) được thành lập từ năm 1961. Học viện Ngân hàng là trường đại học công lập đa ngành trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo, Học viện có trụ sở chính tại Hà Nội, phân viện Bắc Ninh, phân viện Phú Yên, phân viện Thành phố Hồ Chí Minh (tồn tại đến năm 2003) và cơ sở đào tạo Sơn Tây với hơn 16.000 sinh viên đang theo học. Học viện Ngân hàng là một trong những trường đại học hàng đầu cả nước trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trường nổi tiếng đào tạo chuyên sâu ngành Tài chính – Ngân hàng.
Trường Đại học Lao động – Xã hội (ULSA) là trường đại học công lập được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội theo Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg ngày 31/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trụ sở chính của trường được đặt tại số 43 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Năm thành lập trường được chọn là năm 1961. Ngày truyền thống của Trường là ngày 27 tháng 5.
Trường Đại học Thương mại (TMU) là trường đại học công lập, trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được công nhận đạt Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; hoạt động theo cơ chế tự chủ.
Trường Đại học Đông Đô (HDIU) là một trong những đại học tư thục được thành lập sớm nhất tại Việt Nam (từ năm 1994), trụ sở của Trường được đặt tại Thủ đô Hà Nội.
Trường là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chương trình đào tạo của trường được xây dựng và phát triển theo định hướng nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng yêu cầu Cơ bản – Tiên tiến – Thực tiễn. Chương trình đào tạo thường xuyên được cập nhật theo tốc độ đổi mới, phát triển của khoa học công nghệ.
Trường Đại học Đại Nam được thành lập tại Hà Nội và hoạt động theo Quy chế trường đại học tư thục theo Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Ban đầu trường có 8 khoa đào tạo bao gồm các chuyên ngành như: Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Xây dựng, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Quan hệ công chúng và truyền thông. Từ năm 2013 đến 2019, trường lần lượt mở thêm các ngành Dược học, Luật kinh tế, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Đông phương học (chuyên ngành Nhật Bản học).
Trường Đại học Hoà Bình được thành lập theo Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 28/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Trường đã có 9 Khoa đảm đương các ngành đào tạo, 3 Viện, 5 Phòng chức năng, 2 văn phòng đại diện đặt tại Thanh Hóa và thành phố Hồ Chí Minh, 4 Trung tâm và Thư viện. Hiện tại, Trường được phép tuyển sinh đào tạo 5 ngành thạc sĩ, 27 ngành đào tạo kỹ sư, cử nhân bậc ĐH và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng như cấp chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản, chứng nhận Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế, chứng chỉ Kế toán trưởng và các chứng chỉ nghề cho khối ngành Sức khỏe.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) là một cơ sở đào tạo giáo dục tư thục tại Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 405/TTg ngày 14 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ tại Hà Nội.
Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2336/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND TP. Hà Nội. Nhà trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các trình độ Đại học, liên thông Đại học và sau Đại học; thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kinh tế – tài chính; cung cấp các dịch vụ thuộc các lĩnh vực đào tạo và khoa học – công nghệ mà Trường có ưu thế.
Được thành lập từ năm 2004, trải qua 20 năm hoạt động, Trường Đại học Thành Đô đã từng bước khẳng định vị thế là trường Đại học uy tín, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với 4 khối ngành đào tạo: Công nghệ, Kinh tế – Luật, Ngôn ngữ – Khoa học xã hội và Sức khỏe
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là một trường đại học định hướng nghiên cứu đầu ngành trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam, nằm trong nhóm các trường Đại học, Học viện trọng điểm của Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nổi danh là nơi đào tạo ra rất nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhiều doanh nhân nổi tiếng. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Chính phủ Việt Nam.
Trường Đại học Ngoại thương (FTU), còn được gọi vắn tắt là Ngoại thương, là một trường đại học công lập của Việt Nam, trực thuộc Bộ Công thương và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trụ sở tại số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội.
Học viện Ngoại giao (DAV) là đơn vị sự nghiệp hệ công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Bộ Ngoại giao tại Việt Nam được Thường vụ Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập năm 1959, cơ sở nghiên cứu – đào tạo đầu ngành thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại ở Việt Nam.
Trường Đại học Phenikaa, tiền thân là Đại học Thành Tây được thành lập ngày 10 tháng 10 năm 2007, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình phát triển của mình. Từ ngày thành lập, trường đã trở thành thành viên chính thức của Tập đoàn Phenikaa – một tập đoàn hàng đầu về công nghệ, công nghiệp, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Đánh dấu một bước phát triển quan trọng, vào ngày 21 tháng 11 năm 2018, trường đã chính thức thay đổi tên thành Đại học Phenikaa, tiếp tục đóng góp và đi đầu trong các lĩnh vực trên và thể hiện sự cam kết và sự phấn đấu của ngôi trường tư thục này trong việc phát triển một môi trường học tập và nghiên cứu đẳng cấp, đồng thời cũng phản ánh tầm nhìn và mục tiêu của trường trong tương lai.
Trường Đại học Luật Hà Nội (HLU) là cơ sở đào ngành Luật có quy mô lớn nhất cả nước. Trường được thành lập từ năm 1979, trực thuộc Bộ Tư pháp và là ngôi trường công lập được hàng chục nghìn sinh viên yêu thích mỗi kỳ thi đại học. Trường Đại học Luật Hà Nội còn là cơ sở đào tạo có chất lượng tốt nhất cả nước bởi trường quy tụ 03 giáo sư, 31 phó giáo sư, 134 tiến sĩ, 166 thạc sĩ; giảng viên thỉnh giảng có 02 giáo sư, 17 phó giáo sư, 113 tiến sĩ, 199 thạc sĩ (số liệu năm 2022) cùng với hơn 20.000 đầu sách, tài liệu học được trang bị tại thư viện và thư viện điện tử của nhà trường.
Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UL) là cơ sở đào tạo ngành Luật được hình thành sớm, có chất lượng đào tạo và uy tín hàng đầu trên cả nước. Trường Đại học Luật được nhiều học sinh yêu thích mỗi khi lựa chọn nguyện vọng thi đại học và là nơi lý tưởng để các cử nhân Luật học thạc sĩ, tiến sĩ. Hiện nay, Trường Đại học Luật có 127 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó cán bộ giảng dạy chiếm hơn 60%. Số cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ trở lên chiếm tỷ lệ 89.5%. Số Giáo sư và Phó giáo sư là 24 người (6 Giáo sư và 18 Phó Giáo sư) chiếm 32%.
Học viện Phụ nữ Việt Nam (VWA) được thành lập năm 2012 được chuyển đổi từ Trường Cán bộ Phụ nữ Trung Ương với lịch sử phát triển hơn 64 năm (1960). Hiện trường VWA đang dần nâng cao chất lượng và củng cố vị thế của mình, trường đã và đang là một cơ sở đào tạo cán bộ có trình độ cao từ đại học đến sau đại học.
Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam (VYA) là đơn vị có vai trò đào tạo, bồi dưỡng nhận thức, đạo đức, lý luận chính trị cho thanh niên Việt Nam. Hiện trường đang mở rộng nhiều ngành đào tạo với mức điểm chuẩn vừa sức cho nhiều học sinh. Chính vì vậy, hàng năm trường nhận được hàng chục nghìn hồ sơ xét tuyển học bạ và xét tuyển điểm thi.
Học viện Tòa án (VCA) tiền thân là Trường Tư pháp Trung ương (1960) chính vì vậy trường đã có chất lượng và độ uy tín cao về việc đào tạo học viên trong lĩnh vực luật pháp, chính vì vậy Học viện Tòa án đã trở thành đơn vị đào tạo luật hàng đầu tại phía Bắc của Thành phố Hà Nội. Học viện của VCA có lợi thế phát triển trong hệ thống Tòa án cấp trung ương tới địa phương.
Trường Đại học Công đoàn (TUU) là một trong những trường đại học có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Trường trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với định hướng nghiên cứu, đào tạo đa ngành nghề, đa lĩnh vực với phương châm là trường đầu ngành trong lĩnh vực công đoàn, quan hệ lao động, công tác xã hội và quản trị nhân lực.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (HPU) là cơ sở chỉ đào tạo duy nhất ngành Luật học. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đang vươn mình để trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành Kiểm sát nhân dân, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Học viện Hành chính Quốc gia (NAPA) là “nơi thiết kế tương lai” được hình thành từ Trường Hành chính (Bộ Nội vụ) và được mở rộng quy mô khi Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Bộ Nội vụ) sáp nhập năm 2022. Trường Hành chính hay Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đều được biết đến là nơi đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước vì vậy cả hai trường hay Học viện Hành chính Quốc gia bây giờ để được ghi nhận là một đơn vị sự nghiệp công lập có độ uy tín hàng đầu, đóng góp to lớn cho hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (HNMU) là trường đại học công lập đầu tiên do UBND Thành phố Hà Nội trực tiếp quản lý và thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2014. Trước đây, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội vì vậy trường có thế mạnh trong việc đào tạo nhóm ngành sư phạm, giáo dục từ trình độ đại học đến sau đại học.
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (HUC) được biết đến là một trong những ngôi trường công lập có lịch sử hình thành từ lâu đời (1959). Trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý về mặt đào tạo. HUC là cái nôi cho nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa, du lịch với các bậc học từ cử nhân, thạc sĩ đến tiến sĩ.
Trường Đại học Mở Hà Nội (HOU) là một cơ sở giáo dục đại học công lập, nhiều cấp độ, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Quy mô đào tạo của trường đại học này vào khoảng 35.000 sinh viên gồm các hệ chính quy, vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, với 18 Ngành đào tạo ở trình độ đại học, 8 Ngành đào tạo trình độ Sau đại học (Thạc sỹ, tiến sĩ) Số giảng viên cơ hữu gồm 29 Giáo sư, 123 Phó Giáo sư, 322 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, 487 Thạc sĩ.
Học viện Biên phòng (BPH) trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng của Bộ Quốc phòng là một trường đại học quân sự đào tạo sĩ quan và nhân viên các chuyên ngành Biên phòng của Việt Nam.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (HUNRE), là một trường Đại học công lập tại Hà Nội, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường đạt chuẩn 4 sao theo định hướng ứng dụng trên hệ thống xếp hạng đối sánh chất lượng đại học UPM (University Performance Metrics) . Đây là trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ đại học và sau đại học cho các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, môi trường, khí hậu, biển – hải đảo, trắc địa – bản đồ, đất đai, địa chất, khí tượng, thủy văn,… phục vụ cho lĩnh vực tài nguyên môi trường của đất nước. Trường đang tích cực xây dựng đề án phát triển trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia.
Trường Đại học Khoa học (TNUS) là một trong những trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên. Được thành lập vào 10/2002 với tên gọi Khoa Khoa học Tự nhiên. Đến năm 2005, đổi tên thành Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội. Đến năm 2006, đổi thành Đại học Khoa học.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (VMU) hay còn được gọi bằng cái tên “Mái trường đại dương” là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, chuyên đào tạo về kỹ thuật, với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành hàng hải và logistics được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia, có vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.
Trường Đại học Thái Bình (TBU) là một trường đại học đa ngành cấp tỉnh, có thương hiệu lâu đời tại vùng Đồng bằng sông Hồng. Trường được thành lập theo Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.[1] Trường trực thuộc UBND tỉnh Thái Bình và được giám sát về đào tạo bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.