Payment is being processed by . Please wait while the order is being comfirmed.
Payment is being processed by . Please wait while the order is being comfirmed.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Xuất xứ: Được rút từ tập Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ in năm 1941.
Văn bản Chiều xuân có phương thức biểu đạt là biểu cảm
- Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bên vắng.
- Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.
- Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.
- Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
- Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
- Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.
- Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.
1. Bức tranh chiều xuân trên bến vắng.
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
- Hình ảnh: mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím…
→ Những hình ảnh quen thuộc, mang những đặc trưng cho miền quê: một bến đò vắng khách với con đò, quán nhỏ và cây xoan đầy hoa tím.
⇒ Cảnh đẹp, êm ả, yên bình nhưng gợn buồn.
- Từ láy êm êm: những giọt mưa rơi nhẹ điểm xuyết cho khung cảnh, không ồn ào, chầm chậm theo từng khoảnh khắc thời gian.
- Các từ: êm êm, biếng lười, im lìm, tơi bời…→ Gợi tả sự vắng lặng của chiều quê.
⇒ Khổ thơ thể hiện cuộc sống yên tĩnh có phần ngưng đọng, một bức tranh dường như thiếu sắc màu và ánh sáng.
2. Bức tranh chiều xuân trên đường đê.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
- Hình ảnh: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò,
- Các từ ngữ diễn tả hoạt động: sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả.
→ Bức tranh có sự chuyển đổi từ gam màu buồn sang sự sống, gam màu xanh biếc của cỏ, từ tĩnh sang động.
⇒ Cảnh vật thân thương và bình yên quá đỗi, độc đáo và nên thơ, cảnh quen thuộc trở nên mới mẻ, sinh động, làm vơi đi nỗi cô đơn của bến vắng.
3. Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
- Xanh rờn: Màu xanh nhẹ nhàng đầy sức sống của mùa xuân.
- Cô nàng yếm thắm: Cảnh sắc bớt vắng vẻ và trở nên ấm áp hơn.
cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua → Câu thơ tả động để nói đến cái tình và nhấn mạnh nhịp sống bình yên của làng quê.
⇒ Diễn tả nhịp sống khoan thai nơi đồng quê.
- Hình ảnh sắp ra hoa: Niềm tin của con người vào một tương lai tươi sáng.
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Chiều xuân Ngữ văn lớp 11 hay khác:
Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác
- Anh Thơ (1921 – 2005), tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh.
- Quê: tỉnh Hải Dương, trong một gia đình viên chức nhỏ, xuất thân Nho học.
- Nhà thơ chưa học hết bậc tiểu học nhưng chịu khó đọc sách ham văn chương.
- Sống trong không khí gia đình buồn tẻ nặng nề nề nếp phong kiến, bà tìm đến thơ ca tự giải thoát và khẳng định mình như nhiều thanh niên thời đó.
- Tháng Tám 1945 hăng hái tham gia cách mạng kháng chiến và xây dựng đất nước bằng thơ ca, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam
- Các tác phẩm chính: Bức tranh quê (thơ – 1941), Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986) …
- Thơ thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc: bờ tre, con đò, bến sống, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của thơ mới.
NSƯT Chiều Xuân không chỉ có một sự nghiệp thành công, nữ nghệ sĩ còn có một gia đình hạnh phúc trọn vẹn. Tài sắc như vậy nên năm 20 tuổi khi ngồi trên ghế nhà trường, NSƯT Chiều Xuân đã lên xe hoa với nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.
Gia đình viên mãn của NSƯT Chiều Xuân - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.
Nói về đám cưới khi còn trẻ tuổi, chị tâm sự: "Đám cưới chỉ sau 6 tháng yêu nhau, tôi bị nhà trường kỷ luật vì còn đang đi học nhưng cho đến giờ, chị chưa thoảng ý nghĩ nào hối hận về điều này".
36 năm hôn nhân của NSƯT Chiều Xuân luôn khiến bạn bè, đồng nghiệp và fan ngưỡng mộ. Để có sự ngưỡng mộ ấy, chị là người thấu hiểu rõ nhất chuyện "co - kéo" sao cho phù hợp với hoàn cảnh mình nhất.
NSƯT Chiều Xuân trong hình ảnh đời thường.
Nói về hạnh phúc, chị chia sẻ: "Hạnh phúc không chỉ là sự xây đắp, kiếm tìm mà còn là sự chịu đựng. Tôi ví hạnh phúc là cái cây, phải chăm chỉ tưới nước, nuôi dưỡng thì nó mới phát triển. Cả đàn ông và phụ nữ đều cần có ý thức khiến cho đối phương hạnh phúc. Đây là lời nhắn nhủ của tôi đến những người phụ nữ lúc nào cũng giương cao ngọn cờ độc lập, tự chủ. Mong muốn mọi người không những được tự do mà còn luôn được hạnh phúc".
Là mẹ của 2 con gái, NSƯT Chiều Xuân ý thức sâu sắc rõ vấn đề nữ quyền nhưng chị biết chừng mực trong vấn đề này. Làm gì thì làm, quan điểm tân tiến như thế nào, nữ nghệ sĩ vẫn hướng về nền tảng gia đình toàn vẹn.
Hình ảnh trẻ trung ở tuổi 56 của chị.
Sống chung với nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân được 36 năm, chị có 2 con gái không chỉ xinh đẹp mà còn tài sắc. Hồng Mi, con gái đầu của chị không chỉ sở hữu gia đình hạnh phúc mà còn có một sự nghiệp kinh doanh vững vàng. Còn Hồng Khanh thừa hưởng gen nghệ thuật của gia đình, cô bé cũng là một gương mặt gây sốt của chương trình "The Voice Kids" mùa đầu tiên. Hiện tại Hồng Khanh vẫn trau dồi kiến thức để tập trung cho con đường phía trước.
36 năm chung sống, NSƯT Chiều Xuân vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc bên nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.
Với NSƯT Chiều Xuân, thành công trong sự nghiệp phim ảnh và hạnh phúc hôn nhân đều đến sớm. Hãy cùng chị nhìn lại những dấu son cuộc đời!
Một ngày tạm gọi là rảnh rỗi của nghệ sĩ ưu tú Chiều Xuân khi không phải ra phim trường là xem xét kịch bản, tham gia talkshow, đưa con gái nhỏ đi tập múa hát, nấu bữa tối thật ngon để cả nhà quây quần. Chị vẫn tươi trẻ, năng động, tràn đầy sức sáng tạo ở tuổi 48, sau gần 30 năm cống hiến cho nghệ thuật. Lật từng trang trong cuốn album ảnh dày, Chiều Xuân dừng lại lâu nhất ở những tấm ảnh cưới và tấm ảnh chụp khi đóng vai Thuận của Mẹ chồng tôi, hai bước ngoặt lớn trong đời sống và sự nghiệp của mình.
Niềm đam mê thấm vào tim Chiều Xuân ra đời vào chiều mùng 5 Tết năm 1967. Đặt cho con gái cái tên Nguyễn Thị Chiều Xuân giản dị nhưng nhiều ý nghĩa gợi mở, cha mẹ chị mong ước con gái sẽ có cuộc sống nhẹ nhàng, vượt qua những ngày mưa ảm đạm của tiết đông lạnh giá. Sau này, Chiều Xuân nhận ra, những buổi chiều mùa xuân đến với chị đều đẹp, nên thơ.
Quá trình đến với nghệ thuật của Chiều Xuân có nhiều thuận lợi, vì cha là đạo diễn nổi tiếng Đức Đọc. Mới 5, 6 tuổi, Chiều Xuân đã theo cha đến rạp ngồi xem ông dựng các vở kịch nổi tiếng Âm mưu và tình yêu, Thép đã tôi thế đấy, Cố nhân… Cha không bao giờ nói về nghề nghiệp hoặc định hướng công việc cho các con, nhưng với cá nhân Chiều Xuân, ông biết mỗi lời nói, cử chỉ, thái độ, cách hướng dẫn của ông với học trò Phương Thanh, Thanh Quý, Bùi Cường, Minh Châu… đã thấm sâu vào tim cô con gái nhỏ. Niềm đam mê trở thành diễn viên cứ lớn dần theo Chiều Xuân những năm cấp hai, cấp ba và lên đại học. Tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, cha cũng chính là người thầy đầu tiên hướng dẫn Chiều Xuân trong sự nghiệp. Năm thứ hai đại học, Chiều Xuân nhận được vai diễn đầu tiên trong phim Dòng sông khát vọng. Chị còn nhớ cảnh phim nhân vật Mai của mình ương bướng bị mẹ tức giận giáng cho một cái tát. Cảnh này phải quay đi quay lại gần chục lần mới thành công, làm má Chiều Xuân không chỉ đỏ ửng lên mà còn ê đi không còn cảm giác gì.
Những vai diễn làm nên tên tuổi của Chiều Xuân
Nói đến thành công của bộ phim truyền hình ra đời năm 1994 Mẹ chồng tôi, người ta không thể không nhắc đến nghệ sĩ ưu tú Thu An và Chiều Xuân. Chiều Xuân thừa nhận, Thuận như một nấc thang trong sự nghiệp, giúp chị được khán giả cả nước biết đến. Cũng vì thế, Chiều Xuân nhớ như in những kỷ niệm với Thuận, từ khi bắt đầu được nhận vai diễn đến những vui buồn cùng các đồng nghiệp trong ê-kíp làm phim.
Đó là một ngày của năm 1994, khi Chiều Xuân cùng gia đình đang tất bật chuẩn bị làm giỗ cho bố chồng Đỗ Nhuận thì nhận được lời mời thử vai của đạo diễn Khải Hưng. Lúc ấy, Chiều Xuân đã sinh con gái lớn được 5 năm và vừa ra mắt khán giả trong vở kịch Ni cô Đàm Vân tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Chiều Xuân đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ Việt chịu thương chịu khó, chân chất nhiều lần trên sân khấu nhưng với phim truyền hình thì đây là lần đầu. Chiều Xuân kể: “Sau khi thử vai thì không thấy anh Khải Hưng nói gì cả, tôi thì chỉ có 50% hy vọng là được chọn. Đạo diễn Khải Hưng sau đó nói với tôi, lúc mới gặp tôi anh ấy hơi thất vọng vì thấy tôi có dáng vẻ là một cô gái thành thị. Thế nhưng sau khi thử phục trang thì anh ấy rất ngạc nhiên vì sự thay đổi hoàn toàn: trước mặt anh ấy là một cô thôn nữ phảng phất một nét buồn gì đó trong ánh mắt, rõ ràng đúng như những gì anh ấy hình dung cho Thuận”.
Còn Chiều Xuân, khi cầm kịch bản Mẹ chồng tôi trên tay đã lặng đi rất lâu, bởi đây là một kịch bản hay, cảm giác như câu chuyện xúc động ấy ngấm vào người mình: “Tôi thầm nhủ đây chắc chắn sẽ là vai mình sống chết với nó. Không chỉ đơn giản là chuyện nghĩ trong đầu, mà mình đã cảm tình, rung động với vai diễn đó thì mọi tình cảm đều dành cho nó”. Cũng vì lý do này, chị đã không ngại vất vả thiếu thốn và thậm chí không nghĩ đến thù lao mà vẫn làm hết mình vì sự thành công của vai diễn và bộ phim. Mặc dù quay ngay tại ngoại thành Hà Nội nhưng phương tiện đi về không có, nên những ngày cuối cùng, khi tiền bắt đầu cạn cả ê-kíp phải ăn khoai, ăn sắn thay cơm. Các diễn viên, không quản ngại khó khăn gian khổ, mặc dù thù lao ít ỏi chẳng đáng là bao. Đến “cao giá” như Trần Lực mà gọi điện mời đi đóng phim cũng sẵn sàng đi ngay. Dù không cách nhà quá xa nhưng để tận dụng thời gian quay hết các bối cảnh, Chiều Xuân ở lại đoàn phim và ông xã Đỗ Hồng Quân phải đưa con gái đến thăm.
Thuận là vai diễn truyền hình lớn đầu tiên và giúp Chiều Xuân được khán giả nhớ nhất. Vậy có lẽ với những vai diễn sau này, khi đã có tiếng tăm và kinh nghiệm với phim ảnh hơn, chắc chị không còn quá vất vả? Chiều Xuân cười lắc đầu, bảo ngược lại, chị càng phải nỗ lực nhiều, càng sống chết với từng vai diễn dù lớn hay nhỏ để không bao giờ lặp lại chính mình. Cũng vì thế, chị không quá khó khăn để xóa đi hình ảnh của Thuận trong các vai diễn sau này. Vai Na trong Người yêu đi lấy chồng (năm 1996, đạo diễn Vũ Châu) là một dấu ấn khác của Chiều Xuân. Sau thành công của Mẹ chồng tôi chị và Trần Lực tái hợp trong phim này, một lần nữa trở thành cặp đôi đẹp trên màn ảnh nhỏ. Chị xúc động nhớ lại: “Cảnh Na chèo đò trên sông gặp Tú và anh níu thuyền của cô lại hỏi tại sao không đến với anh khi anh rất yêu cô, sao phải cự tuyệt tình cảm của chính mình. Na dứt khoát chèo thuyền bỏ đi, cố kìm nén tiếng nức nở bật ra mà nước mắt tuôn dài trên má. Cảnh diễn xuất thần ấy đến giờ mỗi khi nghĩ lại, vẫn làm tôi buồn, cảm giác như mình còn đang nức nở”. Tuy vậy, Thuận hay Na trong hai bộ phim truyền hình đình đám trên chưa phát huy hết được sở trường và nội lực của một người nghệ sĩ ưu tú như Chiều Xuân.
Cô gái bán hoa trong vở kịch Ả ca ve nhà hàng Maxim được đánh giá là vai diễn hoàn hảo nhất trên sân khấu của chị. Vai này đòi hỏi chị vừa diễn vừa phải nhảy múa, hát không cần dùng đến micro mà vẫn thu hút người xem từ đầu đến cuối. Để làm tròn vai diễn này, Chiều Xuân đã dành cả tháng trời chỉ để học múa, hát và học giữ sức trên sân khấu. “Nhiều khi mệt đứt hơi, tôi đứng trên sân khấu mà nghĩ: Thôi chết rồi, nốt câu này không nói được nữa. Vậy mà cuối cùng vẫn cứ hoàn thành mọi suất diễn, cứ như có ma lực vậy”, chị chia sẻ với vẻ tự hào.
Cộng thêm vào thành công sự nghiệp của Chiều Xuân là hàng loạt các vai diễn ấn tượng khác. Trong đó có thể kể đến vai nhà báo Ngân Hà trong Hà Nội 12 ngày đêm (2002) của đạo diễn Bùi Đình Hạc. Năm 2003, chị tiếp tục ghi dấu ấn với vai Hương trong phim Hàng xóm của đạo diễn Phạm Lộc; Mai trong Tình biển của đạo diễn Đới Xuân Việt. Vốn không thích bó buộc mình trong bất cứ khuôn mẫu nào nên những năm gần đây, Chiều Xuân lại chọn những vai diễn hoàn toàn khác. Đó là bà mẹ trong phim điện ảnh Scandal: Hào quang trở lại của đạo diễn Victor Vũ; Loan trong Heo may về qua phố; Ngọc Diệp trong Lời thú nhận của Eva… Có lẽ việc liên tục hóa thân vào những vai diễn chưa làm Chiều Xuân hài lòng với chính mình nên chị sang Pháp theo học khóa đạo diễn. Trở về, chị quyết định dấn thân vào nhiều vai trò mới bằng việc điều hành hai công ty Nam Việt và Việt Nữ với vị trí giám đốc, đạo diễn và nhà sản xuất. Điều đặc biệt là dù phải cùng lúc đảm nhận nhiều công việc nhưng ở Chiều Xuân, ngọn lửa đam mê diễn xuất chưa bao giờ nguội tắt. Mỗi năm, chị đều tham gia một vài vai diễn truyền hình. Còn với “thánh đường sân khấu”, chị vẫn nâng giữ những đam mê như thuở nào. Ngay sau khi trở về từ Pháp, chị chứng minh tay nghề bằng vở Nhật ký chàng ngác ngơ (kịch bản của Lê Hoàng), do chính mình đóng vai chính.
Là một người vợ, người mẹ hạnh phúc
Trên Facebook, Chiều Xuân thường xuyên chia sẻ hình ảnh về chồng hai cô con gái. Kết hôn khi mới 20 tuổi và đã trải qua gần 30 năm hôn nhân, Chiều Xuân và Đỗ Hồng Quân vẫn tình tứ trong mỗi bức ảnh và đồng hành trong mỗi sự kiện cuộc sống. Năm 1987, khi mới 20 tuổi, đang ở năm thứ hai đại học thì Chiều Xuân đã trở thành cô dâu của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.
Nhớ lại những kỷ niệm ngày mới gặp chồng, Chiều Xuân mỉm cười duyên dáng, tưởng như vẫn còn vẹn nguyên cảm xúc của cô gái lần đầu biết yêu: “Tôi gặp anh Đỗ Hồng Quân khi đang là sinh viên năm thứ hai lớp diễn viên điện ảnh. Anh Quân lúc đó vừa tốt nghiệp bằng đỏ cả hai chuyên ngành sáng tác và chỉ huy tại nhạc viện danh tiếng Tchaikovsky (Nga). Anh vừa đi học ở Nga về, là con trai nhạc sĩ Đỗ Nhuận và là người phổ nhạc bài hát Chiếc lá cuối cùng trong vở Sân khấu cuộc đời. Bài hát lay động trái tim tôi, một thiếu nữ 19 tuổi và vấn vương từ ấy… Đám cưới chỉ sau 6 tháng yêu nhau, tôi bị nhà trường kỷ luật vì còn đang đi học nhưng cho đến giờ, tôi chưa thoảng ý nghĩ nào hối hận về điều này”. Trên trường quay bộ phim đầu tay Dòng sông khát vọng mà Chiều Xuân tham gia, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cũng có mặt và nhìn người vợ xinh đẹp, bé nhỏ của mình bị tát đến đỏ lựng má mà vẫn chưa đạt được yêu cầu của cảnh quay. Xót thì xót đấy nhưng sau đó, anh chỉ nói với chị một câu: “Trông em lúc ấy ngố lắm”. Điều đó chứng tỏ anh rất tôn trọng lựa chọn và tình yêu nghề nghiệp của vợ.
Để rồi sau này, trong gần 30 năm vợ chồng, dù giữ nhiều vai trò quan trọng trong Hội Âm nhạc Việt Nam thì anh luôn hết lòng hỗ trợ vợ chăm sóc con nhỏ để chị yên tâm phát triển sự nghiệp. Thậm chí, theo lời kể của Chiều Xuân thì khi nhìn thấy vợ đóng cảnh tình cảm với người đàn ông khác, cùng lắm Đỗ Hồng Quân cũng chỉ hùa với con gái kêu lên “khiếp quá!”. Thời mới lấy nhau, dù có những khó khăn chung của thời bao cấp, bố mẹ ốm, con còn nhỏ, nhưng niềm lạc quan với cuộc sống đã giúp Chiều Xuân đi qua mọi chuyện nhẹ nhàng và đơn giản hơn. Bên cạnh đó, Chiều Xuân luôn biết ơn sự cảm thông, giúp đỡ của bố mẹ chồng mà nhờ đó, chị có thể sống hết mình với niềm đam mê nghệ thuật.
Hiện tại, ở tuổi gần 50, Chiều Xuân viên mãn cả về sự nghiệp và đời sống. Cô con gái đầu Hồng Mi sau khi đi du học ở Pháp về, bắt đầu tạo lập cuộc sống với công việc kinh doanh. Hồng Khanh, cô bé có thiên hướng âm nhạc, từng “gây bão” ở Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên ngày càng thông minh, học giỏi. Trước nhận xét cuộc đời mình được trải hoa hồng, Chiều Xuân chỉ cười tươi mà không nói. Dường như cách phản ứng của người nghệ sĩ này ngầm nói nên rằng cuộc đời có nhẹ nhàng, suôn sẻ hay không thì ngoài chút may mắn, đều do thái độ sống, làm việc và cống hiến của bản thân với công việc và những người xung quanh.
NSƯT Chiều Xuân cho biết, dù đã kết hôn với nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân gần 40 năm nhưng vợ chồng chị vẫn yêu thương nhau. Chồng chị không bao giờ to tiếng, đôi co với vợ.
Cả nhà gọi anh Quân là "siêu đầu bếp"
Chiều Xuân sinh năm 1967, là con gái đạo diễn sân khấu Đức Đọc. Chị đóng phim sớm, nổi tiếng với vai Thuận phim Mẹ chồng tôi (đạo diễn Khải Hưng), Na phim Người yêu đi lấy chồng, Ngân Hà phim Hà Nội 12 ngày đêm, Hương phim Hàng xóm, Mai phim Tình biển...
Với vẻ đẹp đằm thắm, lối diễn tự nhiên, chị là một trong những mỹ nhân "làm mưa làm gió" trên màn ảnh.
Gần đây, chị trở lại trong dự án phim điện ảnh Kẻ ăn hồn - một tác phẩm kinh dị. Trong phim, NSƯT Chiều Xuân xuất hiện trong vai bà Tám Kheo với nhiều phân đoạn cảm xúc, gây ấn tượng với khán giả.
Nhiều người thắc mắc, vì sao NSƯT Chiều Xuân lại nhận lời vào phim "Kẻ ăn hồn" của đạo diễn Trần Hữu Tấn?
- Khi Trần Hữu Tấn mời tôi tham gia phim, tôi đã phải suy nghĩ khá nhiều. Tôi buồn và thương cho nhân vật vì đó là một bà mẹ có con bị chết thương tâm. Sau khi đọc kịch bản, tôi quyết định tham gia vì thấy đây là vai diễn có chiều sâu.
Bên cạnh đó, Tấn làm nhiều phim như: Rừng thế mạng, Chuyện ma gần nhà, Bắc Kim thang… có yếu tố kinh dị, tôi xem thấy rất cuốn hút. Phim của cậu ấy cũng có nhiều chất liệu văn hóa dân gian, đó là điều tôi thích thú.
Vai bà Tám Kheo có phải là một vai khá nặng về tâm lý với chị không?
- Đó là một vai với tâm lý khá nặng. Trước khi quay, tôi thường ngồi suy nghĩ về vai diễn, nỗi đau mất con đẩy lên cùng cực khiến khá giả cũng có nhiều đồng cảm với nhân vật này.
Nhiệm vụ của nghệ thuật là phải khai sáng, để người diễn viên được lăn lộn vào những bi kịch, đau thương lẫn hân hoan để soi chiếu chiều sâu bên trong con người. Khi phim ra rạp, xem lại, tôi cũng thấy xúc động và thương nhân vật Tám Kheo hơn.
Làm phim ở Hà Giang một thời gian dài, chị có gặp có nhiều khó khăn?
- Sau Tết Nguyên đán 2023 là chúng tôi đã quay phim. Tôi đã có hơn 1 tháng để lên Hà Giang làm phim Kẻ ăn hồn. Để lên trên Hà Giang, tôi phải di chuyển bằng xe khách giường nằm, lên xe chỉ ngủ một giấc dài là đến Yên Minh, có thể ngắm nhìn các đèo trên đó.
Lên một chút nữa là tới dốc Thẩm Mã, tôi từng lên đây chụp ảnh nên khá quen thuộc với nơi này. Khi trở lại làm phim, tôi thấy rất sung sướng.
Làng mà chúng tôi quay phim có nhiều thiếu thốn, nơi đây không có điện, không có nước. Để có nước sinh hoạt, đoàn phim phải kéo từ dưới lên, dùng một cái ống dài, kéo nước vào một cái hồ lớn, từ đó bơm nước lên làng. Ê-kíp có dựng các lều ở ngoài để sinh hoạt và để đồ quay phim.
Thời gian đó, đoàn phim "dính" 2 lần Covid-19. Cả đoàn ai cũng bị và khỏi dần, nhưng không ai kêu ca mà rất quy củ để đoàn kết vượt qua khó khăn.
Chiều Xuân và ông xã Đỗ Hồng Quân.
Chị đi xa nhà lâu vậy, ông xã chị - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - có cằn nhằn không?
- Trong thời gian đi quay ở Hà Giang, tôi về nhà 1 lần. Ông xã bảo, thôi cứ ở lại quay xong hãy về, vì sợ tôi đi lại, di chuyển vất vả. Đi xa thế, tôi thấy mình vẫn có thể sắp xếp việc nhà từ xa được.
Nhà tôi ai cũng nấu ăn ngon, kể cả anh Quân. Cả nhà thường gọi anh ấy là "siêu đầu bếp". Anh ấy nấu cơm, hay phở cũng rất ngon.
Mỗi lần đi làm về, mệt, tôi chỉ cần mua nguyên liệu và ông xã sẽ là người nấu. Tôi may mắn vì có được điều này nên luôn yên tâm mỗi khi đi làm. Nhà lại có bác giúp việc nên tôi không lo lắng lắm.
Nhắc đến Chiều Xuân - Đỗ Hồng Quân, người ta thường nói đến một cặp đôi gần 40 năm chung sống vẫn giữ được hạnh phúc, anh chị có bí quyết gì không?
- Nếu nói gần 40 năm chỉ ngọt ngào thì cũng không đúng, để có được hạnh phúc thì cũng có nhiều sóng gió, vất vả. Đừng nghĩ, vì sao tôi chăm sóc anh mà anh không chăm sóc tôi? Khi mình chăm sóc chồng con thật tâm thì họ cũng sẽ lo lắng cho mình thôi.
Khi chúng tôi lớn tuổi, vẫn thấy rất yêu nhau là vì chúng tôi hiểu được giá trị của nhau, tôn trọng nhau từ lúc lấy đến bây giờ.
Tôi cũng luôn tâm niệm, giá trị của chồng ngày càng tăng lên. Đừng nghĩ, thân quen quá rồi thì không cần trân trọng nữa. Đừng nghĩ "gần chùa gọi bụt bằng anh", điều đó là không được.
Nhiều phụ nữ muốn mình là nội tướng trong gia đình thì mới giữ chân được người đàn ông, với chị thì sao?
- Câu "lạt mềm buộc chặt" không đúng với tôi lắm. Mình đừng giữ ai thì mọi người sẽ không bỏ mình đi đâu cả. Mình tôn trọng tự do của mọi người, thì mình sẽ được tự do. Mình phải hiểu đối phương chứ không phải trong gia đình, mình muốn làm bà tướng, điều khiển mọi thứ theo ý mình, vậy là hỏng hết.
Tôi còn có công việc, sở thích riêng. Tôi không có thời gian để quản lý sở thích của mọi người trong gia đình, điều này rất vô lý. Khi mình vui thì mọi người sẽ ủng hộ mình thôi.
Dù không nói ra nhưng các thành viên trong gia đình đều coi chị là nội tướng?
- Trong cuộc sống, mình vẫn phải "nghệ thuật" một chút nhưng mình đừng phụ thuộc vào câu "nghệ thuật để sống", như thế rất mệt mỏi.
Tôi thấy mình là người biết nhu, biết cương. Anh Quân cũng là một người rất chiều vợ, thương con, thương cháu. Vợ con chưa có vấn đề gì anh ấy đã "rền rĩ, nỉ non" lo lắng. Tôi phải luôn động viên anh ấy rằng, anh yên tâm, mọi chuyện đều ổn.
Trong gần 40 năm sống bên nhau, chị đã bao giờ phải giữ chân anh Quân, hay anh ấy phải giữ chân chị không?
- Chắc cũng có, hồi trẻ thì có đấy. Điều này tôi tự nghĩ ra thôi, vì tuổi trẻ mọi thứ đến với mình rất nhanh, nhưng mỗi tuổi một khác, suy nghĩ cũng chín chắn hơn.
Anh Quân có phải là người lãng mạn?
- Anh ấy là người rất chân chất, nhưng tận cùng bên trong là người lãng mạn, chân thành. Từ hồi đi học nước ngoài, hay sống với người lớn tuổi anh ấy vẫn vậy.
Nhiều người hỏi tôi: "Ở cơ quan anh ấy là lãnh đạo thì về nhà, anh ấy có quan cách không?". Tôi nói: "Quan cách với ai? Quan cách làm gì? Đi làm việc đã vất vả, nguyên tắc, kỷ luật thì về nhà thả lỏng ra, quan cách làm gì cho khổ ra".
Có thời gian anh ấy làm việc mệt mỏi, tôi rủ anh lên vườn (khu nhà vườn ở ngoại thành của vợ chồng chị) thư giãn, anh ấy đi luôn. Chưa lần nào tôi rủ mà anh từ chối.
Tôi thường đi xe buýt lên đó, xong anh ấy lên sau đón tôi về, hoặc sáng tôi lên vườn, trưa anh ấy chạy xe lên đó ăn cơm xong lại quay về thành phố. Anh ấy là người quý trọng tình cảm.
Nhắc đến Chiều Xuân, người ta nghĩ đến một người phụ nữ Hà Nội nhẹ nhàng, tình cảm, ở nhà chị có bao giờ to tiếng?
- Tôi có nổi nóng đấy, có thời gian tôi rất nóng tính. Tôi đã từng gào, hét vào mặt anh ấy, ầm ĩ cả nhà cửa. Đến mức con tôi nói: "Mẹ xem thế nào chứ, cứ gào lên như thế, con không thể chịu được". Con cái nói vậy, tôi cũng buồn, nghĩ các con "tệ" với mình quá. Sau đó, tôi lại nghĩ mình cũng tệ, "nguy hiểm quá, mình đang làm cái gì đây?"
Gia đình nào cũng giống nhau thôi. Lúc đó, tôi muốn mình phải hoàn thành việc này nhưng mọi người không cùng suy nghĩ với mình nên nổi điên một cách vô lối.
Tôi cáu, anh ấy không nói gì, thế là tôi hết "nhiệt huyết" cãi nhau. Giờ thì khác, mọi thứ thuộc vào tâm lý và tuổi tác, tôi giờ điềm đạm hơn rồi.
Trong gia đình, có phải chị là người thiên về cảm xúc, anh Quân là người kéo chị về lý trí?
- Không hẳn thế, anh ấy không có thời gian để đấu khẩu với tôi. Chính vì tính cách thế, mình hiểu được nên hóa giải được mọi thứ, biến chuyện lớn thành nhỏ.
Tôi thấy sung sướng và may mắn khi lấy được anh Quân. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn "chốt đơn" anh ấy. Sống với anh ấy, mọi thứ đều rất nhẹ nhàng vì anh ấy không chấp nhặt, anh ấy có nhiều việc lớn để làm hơn là đôi co với vợ.
Giờ tôi già rồi, đáng nhẽ phải lắm điều hơn, khó khăn hơn, nhưng tôi hiểu, mình cứ bình thường đi, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn.
Chị có phải là "bà ngoại bỉm sữa" không?
- Tôi cũng tự tay chăm các cháu ngoại, tuy không ở cùng nhưng tôi biết các con cần mình ở thời điểm nào để hỗ trợ, chăm sóc. Nhiều lúc tôi ngồi ứa nước mắt vì sợ đi nhiều, các cháu quên bà ngoại. May mắn là các bạn nhỏ coi tôi là đồng minh, tôi thường đưa các cháu đi dạo, các cháu rất thích chơi với bà.
Có lần sang chơi, tôi bảo cháu ngoại là chuẩn bị đi làm xa. Cháu nói: "Sao bà đi nhiều thế mà chơi với cháu ít vậy?". Tôi kể với con gái thì bị trêu: "Đấy, bà thấy đau lòng chưa?". Chính vì thế, khi tôi có thời gian là sang thăm các cháu ngay.