Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Ngu Thazin, một công dân Mynamar, mong muốn một tương lai đầy hứa hẹn ở Nhật Bản. Cô học tiếng Nhật và tốt nghiệp ngành hóa học tại một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở quốc gia Đông Nam Á.
Tuy nhiên, hiện cô đang làm việc tại một viện dưỡng lão ở Nhật Bản.
“Thành thật mà nói, tôi muốn sống ở Nhật Bản vì nơi đây an toàn” - Thazin nói. Trước đây cô đã từng kỳ vọng sẽ nhận được một công việc ổn định hơn sau khi vượt qua những kỳ thi cấp phép.
Cô chia sẻ: “Tôi muốn gửi tiền về cho gia đình.”
Nhật Bản đang cần tuyển dụng nhiều lao động nước ngoài trong bối cảnh già hóa dân số và lực lượng lao động suy giảm.
Số lượng lao động nước ngoài tại nước này đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2007, lên đến hơn 2 triệu người vào thời điểm hiện tại.
Đa phần những người lao động nhập cư đến Nhật Bản đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, những người làm công việc như: nhân viên thu ngân, nhân viên khách sạn và phục vụ nhà hàng đang không được đáp ứng đầy đủ quyền lợi.
Các chính trị gia vẫn miễn cưỡng trong việc tạo điều kiện cho người lao động nước ngoài, đặc biệt là những công nhân trình độ thấp, có thể ở lại Nhật Bản vô thời hạn. Điều này có thể khiến Nhật Bản yếu thế hơn trong nỗ lực cạnh tranh với các nước láng giềng như Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), hoặc thậm chí là những nơi xa hơn như Úc và châu Âu, vốn cũng đang phải chật vật để tìm kiếm nguồn lao động.
Thêm vào đó, sự thiếu đồng nhất, không rõ ràng của hệ thống pháp lý đã khiến người nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc định cư.
Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản, người lao động nước ngoài được trả lương trung bình thấp hơn khoảng 30% so với người Nhật.
Trước lo ngại đánh mất quyền lợi, người lao động thường xảy ra mâu thuẫn với người sử dụng lao động, ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến.
“Các chính sách của Nhật Bản hiện nay chỉ phù hợp với người lao động làm việc trong thời gian ngắn. Nếu hệ thống tiếp tục như vậy, khả năng cao nhiều người lao động nước ngoài sẽ ngừng đến Nhật Bản” - Yang Liu, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp ở Tokyo cho biết.
Năm 2018, Chính phủ đã tăng số lượng lao động có trình độ thấp được phép vào nước này. Năm nay, Nhật Bản cam kết tăng gấp đôi số lượng lao động trong vòng 5 năm tới, lên đến 820.000 người.
Đồng thời, chính phủ cũng điều chỉnh chương trình thực tập kỹ thuật nhằm tránh hành vi trục lợi từ nguồn lao động giá rẻ của người sử dụng lao động
Tuy nhiên, các chính trị gia vẫn chưa đồng ý tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập cư vào quốc gia Đông Á này. So với các quốc gia ở châu Âu hay Mỹ, Nhật Bản vẫn chưa trải qua những làn sóng di cư lớn.
Tổng số người nước ngoài tại Nhật Bản - bao gồm cả vợ chồng và con cái - là 3,4 triệu người, chiếm chưa đến 3% dân số. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Đức và Mỹ gấp gần 5 lần.
Đầu năm nay, Tokyo đã sửa đổi luật nhập cư, cho phép thu hồi giấy phép thường trú bất cứ ai không đóng thuế.
Bộ trưởng Tư pháp Ryuji Koizumi cho biết việc sửa đổi này nhằm mục đích tạo ra một xã hội mà người dân Nhật Bản có thể cùng chung sống với người nước ngoài thông qua việc buộc họ phải tuân thủ các quy tắc tại quốc gia này.
Một yếu tố khiến việc nhập cư ở Nhật Bản trở nên khó khăn hơn là các quy định phức tạp về thị thực. Cụ thể, trước khi có được giấy phép thường trú, người nước ngoài phải vượt qua các yêu cầu visa phức tạp, bao gồm cả bài kiểm tra ngôn ngữ và kỹ năng.
Không giống như ở Đức, nơi chính phủ cho phép người nước ngoài mới đến học ngôn ngữ trong khoảng 400 giờ với mức giá trợ cấp hơn 2 euro mỗi bài học, Nhật Bản không có chương trình đào tạo ngôn ngữ chính thức cho người lao động nước ngoài.
Dù vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài ngày càng tăng trên khắp đất nước mặt trời mọc.
Tại Oigami Onsen, một ngôi làng trên sườn núi, nơi nhiều nhà hàng, cửa hàng và khách sạn đã đóng cửa, một nửa trong số 20 nhân viên toàn thời gian tại Ginshotei Awashima - một nhà nghỉ suối nước nóng truyền thống - đến từ Myanmar, Nepal hoặc Indonesia.
Wataru Tsutani, chủ nhà trọ, cho biết: "Do nhà trọ nằm ở vùng nông thôn nên ít người dân Nhật muốn làm việc ở đây ".
Tsutani cho biết công chúng chưa nắm bắt xu hướng thực tế về tình trạng thiếu nhân lực hiện nay tại Nhật Bản, do đó có thể phản đối nếu quá nhiều người nước ngoài xin được quốc tịch.
“Tôi nghe rất nhiều người nói rằng Nhật Bản là một quốc gia độc đáo”- ông Tsutani nói. “Nhưng thực ra không cần phải gây khó khăn cho người nước ngoài muốn ở lại Nhật Bản. Bởi chúng tôi thật sự cần người lao động”.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh hiện nay, giao lưu văn hóa giữ Việt Nam với các nước trên thế giới cũng ngày càng sôi động.
Giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc, trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa, giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau với những phương thức sống và thế giới quan khác nhau. Nếu hiểu văn hóa là một hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do nhân loại tạo ra thì giao lưu văn hóa chính là quá trình thúc đẩy sự biến đổi giá trị đó. Với nghĩa như vậy thì giao lưu văn hoá không phải là một hiện tượng mới mẻ, mà đã trải qua lịch sử từ lâu đời gắn liền với số phận của tất cả các dân tộc, các cộng đồng người trên thế giới. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ, giao lưu văn hóa có những đặc điểm, những dấu ấn riêng. Bài viết này chỉ đề cập đến một số vấn đề giao lưu văn hóa trong thời kỳ hội nhập của nước ta hiện nay.
1. Nhận thức về giao lưu văn hoá
Sở dĩ đặt ra vấn đề này là vì, trong khi giao lưu văn hóa vẫn diễn ra theo dòng chảy của lịch sử, thì sự nhận thức về nó của các chủ thể tham gia cũng như các chủ thể quản lý quá trình giao lưu ấy đôi khi lại không được định hình một cách rõ ràng. Trên thực tế, nhiều khi chính những người tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa không ý thức được rằng, những hoạt động mà họ tiến hành lại là giao lưu văn hóa. Những hoạt động phổ biến những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc mình ra thế giới hoặc những hoạt động quảng bá và tiếp nhận những giá trị văn hóa từ các nước khác trên thế giới vào nước ta đều là những yếu tố trong quá trình giao lưu văn hoá. Hay nói cách khác, giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc để "cho" và "nhận" những giá trị văn hóa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới mà chúng ta cần tiếp nhận. Nếu như các chủ thể lãnh đạo và quản lý văn hoá không giải quyết tốt vấn đề này và phổ biến rộng rãi đến các chủ thể tham gia các hoạt động văn hóa thì giao lưu văn hóa vẫn còn mang tính tự phát, những kết quả của sự giao lưu đó vẫn còn hỗn độn.
Nhìn vào thực tế văn hóa sau gần một thế kỷ, với các đặc điểm riêng mang tính lịch sử, phải nói rằng trong đời sống văn hóa của xã hội Việt Nam đã có sự hiện diện của không ít giá trị có tính chất thực hành, các hành vi văn hóa vốn có nguồn gốc khác nhau từ Trung Hoa, Ấn Độ tới Pháp, Nga, Mỹ… cùng với thời gian, sự hiện diện ấy ngày càng được tăng cường bởi sự mở rộng hợp tác quốc tế cùng sự lan toả với cường độ cao của văn hóa - văn minh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên phạm vi toàn cầu.
Trong thời kỳ hội nhập, các phương tiện truyền thông hiện đại trở nên phổ biến, những điều kiện cho các giá trị văn hóa thẩm thấu vào các tầng lớp dân cư hết sức nhanh chóng. Những giá trị văn hóa đó là hết sức đa dạng và phong phú. Cũng từ đó mà có sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các chuẩn mực giá trị. Các thang giá trị dân tộc - quốc tế, truyền thông - hiện đại, cá nhân - cộng đồng có nhiều đổi mới. Có những giá trị mới ra đời chưa hẳn đã là đúng, có những giá trị cũ chưa hẳn đã lạc hậu. Do đó, trong nhận thức về giao lưu văn hóa, cần xác định cho rõ những chuẩn mực giá trị mới phù hợp với mục tiêu phát triển văn hóa và nhân cách Việt Nam . Đó là những giá trị gắn liền với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; những giá trị gắn với sự phát triển đa dạng và toàn diện nhân cách; những giá trị gắn với chân, thiện, mỹ; những giá trị gắn với tính hữu ích và hiệu quả đối với cộng đồng và xã hội, đối với cuộc sống của con người.Trên cơ sở những hệ giá trị đó để có tư duy định hướng tiếp nhận hoặc phổ biến, quảng bá những giá trị cụ thể của các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể.
2. Vấn đề quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động giao lưu văn hóa
Với cái nhìn biện chứng về sự phát triển bền vững, chúng ta khẳng định phát triển kinh tế để làm cho dân giàu, nước mạnh phải đi cùng với phát triển văn hóa, với tinh thần dân chủ và công bằng xã hội… Vấn đề là ở chỗ, phải làm cho tinh thần đó được thấu triệt trong toàn dân, giúp toàn dân nhận thức được rằng bất kỳ một sự sai lệch nào xảy ra giữa các lĩnh vực hoạt động xã hội cũng đều có thể đưa lại hậu quả nguy hại, hậu quả đó có thể nhận diện trực tiếp cũng có thể sau một vài thế hệ mới lộ diện và cái giá phải trả là sẽ không lường. Hướng ra thế giới để học hỏi, làm cho tinh thần dân tộc giàu có hơn, mạnh mẽ hơn chứ không phải để làm suy giảm, thậm chí đánh mất các thành tố văn hóa đã làm nên truyền thống và lòng tự tôn dân tộc. Với ý nghĩa đó, vấn đề quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động giao lưu văn hoá được đặt ra trong bối cảnh hiện nay là hết sức cấp thiết.
Hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về hoạt động giao lưu văn hóa là Cục Hợp tác quốc tế của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Cơ quan này có chức năng giúp bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch; được bộ trưởng giao trách nhiệm quản lý và hướng dẫn hoạt động hợp tác, giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa, gia đình, thể thao và xúc tiến du lịch theo đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Theo Quyết định số 23/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Hợp tác quốc tế được quy định rõ các nhiệm vụ về quản lý các hoạt động giao lưu văn hóa, từ dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chương trình, chiến lược, kế hoạch, điều phối, tổ chức, theo dõi, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các hoạt động giao lưu văn hóa, đến tổ chức sản xuất và chịu trách nhiệm về nội dung đối với các loại sản phẩm văn hoá, thông tin đối ngoại phục vụ công tác giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam. Dưới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là các sở, ban tương ứng ở các tỉnh, thành phố, huyện, xã, phường.
Ngoài cơ quan quản lý chuyên trách là Cục Hợp tác quốc tế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thì vai trò của Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO của Bộ Ngoại giao cũng rất quan trọng đối với việc thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hóa. Theo Chỉ thị số 4252/2008/CT-BNG ngày 23-12-2008 thì cơ quan này có những nhiệm vụ sau: xây dựng kế hoạch hợp tác hàng năm về công tác ngoại giao văn hoá; xây dựng mẫu đăng ký kế hoạch hoạt động ngoại giao văn hóa gửi các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời thường xuyên hướng dẫn và đôn đốc các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công tác ngoại giao văn hoá; xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ "Hỗ trợ các hoạt động ngoại giao văn hóa"; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án "Quy chế về tổ chức tuần/ngày Việt Nam ở nước ngoài", trong đó phân định rõ nội dung công việc, trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan; Đề án "Quy chế bổ nhiệm hoặc chấp thuận danh nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài làm Đại sứ Thiện chí - Văn hóa Việt Nam"; đề xuất và thực hiện một số hoạt động văn hóa song phương và đa phương như tổ chức hội nghị, hội thảo quốc gia, khu vực và quốc tế, tiến hành trao đổi kinh nghiệm hoạt động ngoại giao văn hoá với một số nước tiêu biểu nhằm nâng cao nhận thức về ngoại giao văn hóa và trao đổi một số nội dung về văn hóa; nghiên cứu một số vấn đề tài liên quan đến ngoại giao văn hóa; biên soạn sách về ngoại giao văn hóa, kinh nghiệm ngoại giao văn hóa của một số nước, cẩm nang hướng dẫn thực hiện công tác ngoại giao văn hóa; đẩy mạnh việc hỗ trợ nghiên cứu về Việt Nam, xây dựng và tổ chức các khóa "Tìm hiểu văn hóa Việt Nam" cho các nhà ngoại giao trẻ của các nước đối tác quan trọng, tổ chức các hội thảo về Việt Nam.
Tuy nhiên, đối chiếu giữa chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá nói chung và giao lưu văn hóa nói riêng vẫn còn nổi lên rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào thực tiễn những năm gần đây cho rằng, chúng ta vẫn chưa có một chiến lược về giao lưu văn hóa. Chủ trương của Đảng về mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa mới chỉ là một trong những mục tiêu của xây dựng nền văn hóa, chứ chưa phải là chiến lược. Để đạt được mục tiêu đó cần phải có chiến lược rõ ràng do cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách vạch ra. Trên cơ sở đó có kế hoạch, lộ trìn, bước đi thích hợp. Về vấn đề này có thể tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới. Có thể nêu một ví dụ về chiến lược ngoại giao văn hoá của Nhật Bản. Chiến lược ngoại giao văn hóa của Nhật Bản thể hiện trong văn kiện "Giao lưu văn hóa của quốc gia hoà bình" do Thủ tướng Nhật Bản lúc đó là Koizumi phê duyệt năm 2005. Chiến lược đó có nêu rõ ba trụ cột tinh thần chính trong giao lưu văn hóa của Nhật Bản: truyền bá, hấp thu và cộng sinh ra cái mới. Đồng thời, Nhật Bản cũng đề ra sách lược thực hiện chiến lược đó.
Điều đáng chú ý là Nhật Bản đã không chỉ chú trọng bảo hộ truyền thống văn hoá mà quan tâm đến văn hóa hiện thời. Hơn nữa, truyền bá văn hóa đã trở thành nghĩa vụ của toàn xã hội. Điểm nổi bật là chiến lược ngoại giao văn hóa Nhật Bản không quá nhấn mạnh những cái gọi là an ninh văn hóa, xâm lược văn hoá. Cái chính là những người làm công tác văn hoá quốc gia khi đưa vào hoặc hấp thu văn hoá nước ngoài phải tự mình có đủ bản lĩnh hình thành một màn chắn ngăn cản việc đưa vào những nội dung không phù hợp với tâm lý dân tộc mình hoặc quan niệm văn hoá của mình. Điều này có thể gọi là sự tự tin văn hóa.
Như vậy, qua ví dụ về chiến lược giao lưu văn hóa của Nhật Bản, chúng ta có thể thấy rằng, vấn đề vạch ra một chiến lược rõ ràng trong hoạt động này ở Việt Nam hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng mà các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần phải lưu tâm. Trong chiến lược giao lưu văn hóa phải xác định cho rõ những gì chúng ta cần truyền bá, những gì cần hấp thu, tiếp biến và cơ sở để thực hiện.
Nếu như chiến lược giao lưu văn hoá là một trong những vấn đề lớn, thì vấn đề hoàn thiện cơ chế phối hợp trong tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động quảng bá, tiếp nhận những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là hết sức quan trọng. Hiện nay, trong vấn đề này mới chỉ chú trọng đến việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu văn hoá theo Nghị định số 88/2002/NĐCP. Nghị định này đã quy định rõ các loại văn hóa phẩm được phép xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi các phương tiện truyền thông, công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến rộng rãi, hoạt động du lịch cũng dễ dàng hơn, việc giao lưu trong và ngoài nước phát triển, thì các hoạt động quảng bá cũng như tiếp nhận các giá trị văn hóa không chỉ qua con đường xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm chính thống theo thủ tục cấp phép của Nhà nước. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý sao cho có hiệu quả hơn. Đặc biệt là đối với việc tổ chức tiếp nhận và quảng bá các giá trị văn hóa như lối sống, ngôn ngữ, tín ngưỡng, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, quan điểm tư tưởng v.v… Trên thực tế, công tác quản lý lĩnh vưc này còn bộc lộ nhiều bất cập. Chúng ta chưa kiểm soát được các khâu xuất nhập khẩu văn hóa phẩm, xuất bản và quảng bá các loại sách, báo, băng đĩa nhạc, phim ảnh v.v… Việc đánh giá giá trị của các loại văn hoá phẩm cũng không phải là dễ vì chưa có một thước đo chuẩn. Hơn nữa, trình độ và nhận thức của những người làm công tác quản lý các hoạt động văn hóa cũng khác nhau và còn hạn chế.
Trên phương diện quản lý, cũng cần lưu ý đến những ý kiến cho rằng, chúng ta mới chú trọng nhiều đến việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc ở trong nước, mà chưa chú trọng nhiều đến việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, ngôn ngữ tiếng Việt ra thế giới, cũng như việc tiếp nhận những nét tiên tiến, văn minh của các dân tộc khác. Nếu so sánh với các nước khác trên thế giới thì có thể thấy rõ điều đó. Ngoài các nước phương Tây, một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản rất chú trọng đến chính sách ngoại giao văn hóa. Họ quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này, thông qua văn hóa, bằng mọi phương tiện và hình thức để tuyên truyền, quảng bá cho những giá trị văn hóa của họ, từ phim ảnh, nghệ thuật, ngôn ngữ, lối sống đến quan điểm tư tưởng… Trong khi đó, mặc dầu chúng ta đã có những cố gắng đáng ghi nhận nhưng nói chung vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tổ chức tuyên truyền những giá trị văn hóa Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Chúng ta chưa chú trọng quang bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, phim ảnh Việt Nam ra thế giới, việc đầu tư cho dịch thuật những tác phẩm có giá trị để giới thiẹu ra nước ngoài chưa nhiều. Trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn nhiều người không biết tiếng Việt. Do đó sự hiểu biết của người Việt về văn hóa Việt Nam còn ít chứ chưa nói đến việc tuyên truyền, quảng bá cho những giá trị văn hóa đó.
3. Một số định hướng trong quản lý hoạt động giao lưu văn hóa
Về phương diện quản lý nhà nước, trong thời gian tới, để đẩy mạnh giao lưu văn hóa, cần thực hiện một số định hướng sau đây:
Một là, các cơ quan chức năng cần tăng cường phối hợp để nhanh chóng xây dựng một chiến lược giao lưu văn hóa, trong đó không chỉ xác định mục tiêu, mà cái chính là những nguyên tắc, nguồn lực thực hiện giao lưu văn hóa. Đặc biệt, thực hiện tốt thoả thuận hợp tác giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực văn hóa đối ngoại (giai đoạn 2008-2015), theo đó quy định rõ nội dung và cơ chế phối hợp giữa hai bộ.
Hai là, cần tăng cường công tác quản lý, giám sát các hoạt động quảng bá và tiếp nhận các giá trị văn hóa không chỉ bằng cách hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, mà còn bằng sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
Ba là, thực hiện tốt chính sách ngoại giao văn hóa mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đặc biệt là Chương trình Năm ngoại giao văn hóa 2009; coi văn hóa đối ngoại là lĩnh vực trao đổi, hợp tác, đầu tư, thương mại và dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa; coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một chủ thể tham gia hoạt động quảng bá những giá trị văn hóa dân tộc ra thế giới, đồng thời là đối tượng cần tuyên truyền đường lối văn hoá của Đảng và Nhà nước.
Bốn là, cùng với việc đẩy mạnh công tác ngoại giao văn hóa, Nhà nước cần chú ý đén vấn đề tăng cường nội lực văn hóa trong nước. Điều quan trọng là phải đưa vấn đề giáo dục ý thức văn hóa đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhận diện lại những giá trị văn hóa truyền thống, mạnh dạn nhận ra ảnh hưởng của việc bảo lưu các giá trị lạc hậu về văn hóa, dũng cảm chia tay với những giá trị văn hóa lạc hậu và tham gia vào các quá trình hợp tác một cách tự tin và cởi mở. Có thể nói, sự duy trì quá lâu các giá trị văn hoá đã lỗi thời làm cản trở tiến trình phát triển. Chính vì vậy, việc nhận diện đúng những giá trị văn hóa dân tộc sẽ giúp chúng ta giữ gìn, phát huy và quảng bá những nét đẹp, tích cực của nền văn hóa đó, đồng thời tiếp nhận những nét tiên tiến, văn minh của các nền văn hóa khác, loại bỏ đi những cái lạc hậu, không phù hợp với thời đại.
Năm là, trên phương diện quản lý, hoạt động giao lưu văn hóa cần có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp và của cả toàn dân. Việc quản lý vừa có sự phân vai rõ ràng, vừa có sự phối hợp và sự chỉ đạo thống nhất. Các hoạt động giao lưu văn hoá phải được tiến hành trong sự phối hợp nhịp nhàng với các lĩnh vực ngoại giao, chính trị, kinh tế…, tạo thành sức mạnh tổng hợp phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước.
Sáu là, để hoạt động giao lưu văn hóa có hiệu quả, cần có sự đầu tư xác đáng của Nhà nước cả về tài lực và nhân lực cho lĩnh vực này. Chẳng hạn, nhà nước cần có sự tài trợ cho việc dịch thuật và phổ biến những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tuyên truyền, quảng bá cho nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam truyền thống và hiện đại, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ ngoại giao v.v…
Thiết nghĩ rằng, với những bước tiến mới trong nhận thức cùng với việc hiện thực hoá những chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh hoạt động giao lưu văn hóa, chúng ta sẽ hội nhập thành công trên con đường phát triển tiến bộ.