Lương Giáo Viên Mới Nhất 2024

Lương Giáo Viên Mới Nhất 2024

Lương giáo viên trong năm 2023 có những thay đổi so với những năm trước. Vậy cụ thể những thay đổi đó như nào? Giáo viên được hưởng lương như nào? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu các thông tin liên quan qua bài viết dưới đây nhé.

Lương giáo viên trong năm 2023 có những thay đổi so với những năm trước. Vậy cụ thể những thay đổi đó như nào? Giáo viên được hưởng lương như nào? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu các thông tin liên quan qua bài viết dưới đây nhé.

Các mức phụ cấp của giáo viên

Phụ cấp ưu đãi theo nghề là mức ưu đãi được cộng vào lương giáo viên cho các cán bộ giáo viên, nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, công tác tại các cơ sở giáo dục công lập và các trường học, hay các đơn vị giáo dục khác trực thuộc cơ quan Nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị xã hội, và được Nhà nước chịu trách nhiệm kinh phí hoạt động.

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được thể hiện rõ tại Thông tư liên tịch số 01 với công thức tính cụ thể như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi = Mức lương cơ sở x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Các mức tỷ lệ của phụ cấp được ghi rõ trong Quyết định 244/2005/QĐ-TTg như sau:

Các đối tượng hưởng đang giảng dạy trực tiếp tại các đơn vị bao gồm: cao đẳng, đại học, học viện, trường bồi dưỡng thuộc Bộ, cơ quan của Bộ, cơ quan trực thuộc các tổ chức như Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với các trường hợp công tác giảng dạy tại các trường sư phạm hay khoa sư phạm, và chịu trách nhiệm giảng dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh không nằm trong diện này

Các đối tượng hưởng là những cán bộ giáo viên đang công tác, giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm hướng nghiệp, kỹ thuật tổng hợp, trung tâm giáo dục thường xuyên , hay dạy nghề ở vùng đồng bằng, thị xã, thành phố.

Cán bộ giáo viên công tác tại các trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm bồi dưỡng chính trị địa phương

Mức 35% là mức trợ cấp của các giáo viên tại các trường mầm non và tiểu học ở khu vực đồng bằng, thị xã, thành phố.

Các giáo viên công tác giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề ở các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa.

Áp dụng cho các cán bộ giáo viên tại các trường sư phạm, hoặc khoa sư phạm thuộc các tổ chức giáo dục như đại học, cao đẳng, trung học, trường cán bộ quản lý giáo dục, dạy môn chính trị tại các trường nghề hay trường trung học chuyên nghiệp.

Áp dụng cho các cán bộ giáo viên, giảng viên đảm nhận dạy môn khoa học Mác – Lênin tại các trường đại học và cao đẳng.

Áp dụng cho các giáo viên công tác và giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.

Phụ cấp đối với giáo viên dạy người khuyết tật

Đối với những giáo viên giảng dạy cho người khuyết tật, Nhà nước có quy định rõ mức phụ cấp trong Nghị định 113/2015/NĐ-CP và Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH. Những giáo viên này sẽ được hưởng hai mức phụ cấp bao gồm phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp ưu đãi công việc.

Phụ cấp trách nhiệm được tính theo công thức:

Phụ cấp = Lương cơ sở hiện nhận * Hệ số lương

Đối với phụ cấp trách nhiệm, sẽ chia thành hai đối tượng với mức hưởng lương phụ cấp khác nhau.

Thứ nhất, đối với những giáo viên dạy người khuyết tật trong lớp dành riêng cho người khuyết tật, sẽ được hưởng mức hệ số là 0.3. Kể từ sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng, do đó, mức phụ cấp này sẽ là 540.000 đồng.

Thức hai, đối với những giáo viên dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập, sẽ được hưởng mức hệ số là 0.2. Với mức lương cơ sở mới là 1.800.000 đồng, mức phụ cấp này sẽ là 360.000 đồng.

Phụ cấp ưu đãi cũng được chia thành hai nhóm đối tượng được hưởng bao gồm giáo viên dạy người khuyết tật trong lớp dành cho người khuyết tật, và giáo viên dạy người khuyết tật trong lớp học hòa nhập.

Đối với giáo những giáo viên dạy người khuyết tật trong lớp người khuyết tật sẽ chia ra hai nhóm giáo viên chuyên trách và giáo viên không chuyên trách. Mức hưởng phụ cấp của giáo viên chuyên trách là 70% mức lương hiện hưởng công các phụ cấp khác nếu có. Mức lương của giáo viên không chuyên trách là 40% mức lương hiện hưởng cộng các loại phụ cấp khác nếu có.

Đối với những giáo viên dạy người khuyết tật trong lớp học hòa nhập, mức ưu đãi được nhận sẽ tính theo số giờ giảng dạy thực tế.

Và lưu ý đối với những khoản phụ cấp trên đó là không dùng vào việc đóng, hưởng chế độ bảo hiểm, và được trả cùng kỳ lương hàng tháng.

=> TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH LÀ GÌ? LƯƠNG TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH BAO NHIÊU?

=> TỔNG HỢP 12+ VIỆC LÀM TIẾNG ANH MỨC LƯƠNG HẤP DẪN, HOT NHẤT

Cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 là viên chức

Giáo viên mầm non làm việc tại các trường công lập thường là viên chức, được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc và cách lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 vẫn áp dụng theo bảng lương nêu tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP dựa vào hệ số và mức lương cơ sở:

Lương = Hệ số x mức lương cơ sở.

Ngoài ra, trong quá trình công tác, giáo viên mầm non sẽ có thể hưởng thêm các khoản phụ cấp nữa như phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên nghề… và sẽ phải trừ các khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội trong lương nhận hàng tháng.

Do đó, lương giáo viên mầm non tại các trường công lập sẽ được cộng thêm các khoản phụ cấp này và được tính theo công thức:

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp - Tiền đóng bảo hiểm

Bởi giáo viên mầm non trong trường hợp này là viên chức nên việc xếp lương, bổ nhiệm chức danh được thực hiện theo quy định của Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT.

Cụ thể, giáo viên mầm non sẽ được bổ nhiệm theo các hạng: Hạng III mã số V.07.02.26; hạng II mã số V.07.02.25; hạng I mã số V.07.02.24. Và tương ứng với các hạng này, giáo viên mầm non sẽ được xếp lương theo hệ số của viên chức.

Và hệ số lương theo từng hạng như sau:

- Mức lương cơ sở từ 01/7/2024: Do hoãn cải cách tiền lương nên mức lương cơ sở từ 01/7/2024 sẽ được tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

- Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên mầm non được tính theo Căn cứ: Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP với các mức cụ thể: Hưu trí, tử tuất: 8%; bảo hiểm thất nghiệp 1% và bảo hiểm y tế 1,5%.

- Các khoản phụ cấp của giáo viên bao gồm: Phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên nghề…

Bảng lương giáo viên bậc tiểu học

Dựa theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, các cán bộ, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non sẽ áp dụng bảng lương giáo viên như trong Nghị định 204/2004/NĐ/CP. Cụ thể như sau:

Bảng lương giáo viên tiểu học (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ)

Cách tính lương giáo viên mầm non ký hợp đồng lao động

Ngoài cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 là viên chức trong các trường công lập thì còn có một đối tượng nữa là giáo viên mầm non ký hợp đồng lao động.

Đối tượng này có thể ký hợp đồng lao động với trường mầm non công lập hoặc trường mầm non tư thục. Trong mối quan hệ lao động, giáo viên sẽ có vai trò như người lao động và các trường học là người sử dụng lao động.

Căn cứ khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, lương của giáo viên ký hợp đồng lao động sẽ thực hiện theo thoả thuận với trường học và giáo viên mầm non sẽ có mức lương thực nhận như sau:

Lương Net = Lương thoả thuận + phụ cấp/trợ cấp/hoa hồng… - Tiền bảo hiểm bắt buộc - Thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

- Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng gồm 8% hưu trí, tử tuất; 1% bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% bảo hiểm y tế.

- Phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng: Cũng được tính theo thoả thuận trong hợp đồng lao động.

- Thuế thu nhập cá nhân: (Tổng thu nhập - các khoản được miễn - các khoản giảm trừ) x thuế suất (Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân).

Xem thêm: Cách tính lương: Hướng dẫn chi tiết cho từng hình thức trả lương

Lưu ý: Mức lương này không được thấp hơn lương tối thiểu.

Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, từ 01/7/2024, lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm khoảng 6%. Cụ thể:

Như vậy, lương giáo viên ký hợp đồng lao động sẽ không thấp hơn mức lương nêu trên.

Trên đây là giải đáp về cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.