Quy Mô Gdp Việt Nam Đứng Thứ Mấy Thế Giới

Quy Mô Gdp Việt Nam Đứng Thứ Mấy Thế Giới

Theo dữ liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2023, quy mô GDP của khu vực Đông Nam Á nói chung theo giá hiện hành sẽ đạt khoảng 3,86 nghìn tỷ USD. Trong đó, Indonesia dẫn đầu khu vực với quy mô GDP ước đạt khoảng 1,42 tỷ USD. Xếp thứ hai là Thái Lan với quy mô GDP năm 2023 được dự báo ở mức 512,19 tỷ USD. Theo sau lần lượt là Singapore và Philippines, với quy mô GDP theo giá hiện hành lần lượt là 497,35 tỷ USD và 435,68 tỷ USD.

Theo dữ liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2023, quy mô GDP của khu vực Đông Nam Á nói chung theo giá hiện hành sẽ đạt khoảng 3,86 nghìn tỷ USD. Trong đó, Indonesia dẫn đầu khu vực với quy mô GDP ước đạt khoảng 1,42 tỷ USD. Xếp thứ hai là Thái Lan với quy mô GDP năm 2023 được dự báo ở mức 512,19 tỷ USD. Theo sau lần lượt là Singapore và Philippines, với quy mô GDP theo giá hiện hành lần lượt là 497,35 tỷ USD và 435,68 tỷ USD.

Quy mô GDP Việt Nam đứng thứ 35 thế giới, bao giờ vượt Thái Lan, Singapore?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ghi nhận, quy mô GDP của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 433,3 tỷ USD, xếp thứ 5 khu vực Đông Nam Á, thứ 35 thế giới.

Nhờ ưu thế dân số đông và trẻ, Việt Nam có cơ hội vượt qua hầu hết các nước ASEAN về kinh tế như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

GDP Việt Nam hơn 430 tỷ USD năm 2023

Tạp chí Người đưa tin dẫn số liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ghi nhận, trong năm 2023, quy mô GDP của khu vực

nói chung theo giá hiện hành đạt khoảng 3,86 nghìn tỷ USD.

Trong đó, xếp số 1 khu vực là Indonesia với quy mô GDP ước đạt 1,42 tỷ USD. Thái Lan đứng thứ hai với quy mô GDP ở mức 512,19 tỷ USD. Theo sau lần lượt là Singapore và Philippines, với quy mô GDP theo giá hiện hành lần lượt là 497,35 tỷ USD và 435,68 tỷ USD.

Theo IMF, quy mô GDP của Việt Nam năm 2023 ước đạt 433,3 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực. Với mức dự báo này, quy mô kinh tế của Việt Nam năm 2023 xếp trên Malaysia (433,35 tỷ USD), Myanmar (74,86 tỷ USD),

(30,9 tỷ USD), Brunei (15,1 tỷ USD), Lào (14,2 tỷ USD) và Đông Timor (2 tỷ USD).

Tính chung toàn thế giới, dữ liệu của

ghi nhận, quy mô GDP thế giới năm 2023 ước đạt 104,48 nghìn tỷ USD. Trong đó, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới với quy mô GDP năm 2023 ước đạt 26,95 nghìn tỷ USD.

Xếp ngay sau là Trung Quốc với quy mô GDP năm 2023 đạt 17,7 nghìn tỷ USD. Các nước tiếp theo lần lượt là Đức (4,43 nghìn tỷ USD); Nhật Bản (4,23 nghìn tỷ USD) và Ấn Độ (3,73 nghìn tỷ USD). Với quy mô GDP năm 2023 đạt hơn 430 tỷ USD, Việt Nam hiện là nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới.

Năm 2024, quy mô GDP của Việt Nam được dự báo đạt khoảng 469,67 tỷ USD, tiếp tục xếp thứ 5 khu vực, sau Indonesia (1,54 nghìn tỷ USD), Thái Lan (543,35 tỷ USD),

(520,97 tỷ USD) và Philippines (475,94 tỷ USD).

Theo báo Nhân dân, trước đó, quy mô kinh tế Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận đạt mốc 400 tỷ USD là vào cuối năm 2022, tăng hơn 10 lần so với năm 2000.

Năm 2022 cũng là thời điểm thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt ngưỡng 4.000 USD/người/năm. Cũng trong năm này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lập kỷ lục 732 tỷ USD, đưa Việt Nam vào trong nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới và duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp.

Có cơ hội vượt Thái Lan, Singapore

Theo báo cáo của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập của Anh (CEBR), thứ hạng quy mô kinh tế của Việt Nam có thể tăng nhanh trong tương lai. Theo đó, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí 24 vào năm 2033, với quy mô kinh tế đạt khoảng 1.050 tỷ USD.

Đến năm 2038, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 21 với quy mô GDP dự kiến đạt 1.559 tỷ USD, vượt qua các nền kinh tế khác ở

như Thái Lan (1.313 tỷ USD), Singapore (896 tỷ USD), Philippines (1.536 tỷ USD), nằm trong 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

CEBR cho rằng, nhờ ưu thế dân số đông và trẻ, Việt Nam có cơ hội vượt qua hầu hết các nước khu vực ASEAN về kinh tế như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

CEBR dự báo tốc độ tăng GDP hàng năm của Việt Nam có thể đạt trung bình 6,7% giai đoạn 2024-2028. Trong 9 năm tiếp theo, con số này sẽ là 6,4%.

Tại ASEAN, ngoài Việt Nam, Philippines cũng được nhận định là nước có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, có thể đạt vươn lên vị trí 23 vào năm 2038. CERB cho rằng, Việt Nam và Philippines là minh chứng nổi bật cho nhóm các nước được kỳ vọng sẽ cải thiện thứ hạng nhờ việc tái định vị vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, cải cách nội bộ, tăng năng suất lao động, cũng như đầu tư công và tư.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP danh nghĩa năm 2021 của Indonesia dẫn đầu trong nhóm các nước thuộc khối ASEAN, đạt khoảng 1.150 tỷ USD.

GDP danh nghĩa của các quốc gia trong khối ASEAN năm 2021 (tỷ USD). Nguồn: IMF.

Xếp thứ hai sau Indonesia là Thái Lan với GDP đạt khoảng 546 tỷ USD. Philippines đứng thứ ba với GDP đạt khoảng 386 tỷ USD. Đứng ở vị trí thứ 4 là Singapore với GDP đạt khoảng 379 tỷ USD.

Trong khi đó, GDP Việt Nam trong năm 2021 đạt khoảng 368 tỷ USD, đứng thứ 5 trong khu vực. Sau Việt Nam, Malaysia giữ vị trí thứ 6 trong nhóm các nền kinh tế lớn trong khu vực với GDP đạt khoảng 358 tỷ USD.

Trong số các quốc gia thuộc nhóm ASEAN thì có 6 quốc gia nằm trong top 50 các quốc gia có quy mô GDP lớn nhất thế giới. 6 quốc gia đó là Indonesia, Thái Lan, Philipines, Singapore, Việt Nam và Malaysia.

Trong năm 2021, theo dữ liệu của IMF, Mỹ là quốc gia dẫn đầu trong danh sách các quốc gia có quy mô GDP danh nghĩa lớn nhất thế giới với 22.940 tỷ USD. Trong khi đó, xếp ngay sau Mỹ là Trung Quốc với GDP danh nghĩa đạt khoảng 16.863 tỷ USD.

Top 10 quốc gia có GDP danh nghĩa lớn nhất thế giới không có sự thay đổi nhiều. Cụ thể, các quốc gia đó là: Mỹ (22.940 tỷ USD), Trung Quốc (16.863 tỷ USD), Nhật Bản (5.103 tỷ USD), Đức (4.230 tỷ USD), Anh (3.108 tỷ USD), Ấn Độ (2.946 tỷ USD), Pháp (2.940 tỷ USD), Ý (2.120 tỷ USD), Canada (2.016 tỷ USD) và Hàn Quốc (1.924 tỷ USD).

Đối với các nước trong khối ASEAN, nước có xếp hạng cao nhất là Indonesia, xếp thứ 16 trong các quốc giá có GDP lớn nhất thế giới. Theo sau là Thái Lan, Philipines, Singapore, Việt Nam và Malaysia với thứ hạng lần lượt 26, 27, 38, 41 và 42 trong top 50 các quốc gia có quy mô GDP danh nghĩa lớn nhất thế giới.

Trước đây, tại Hội nghị thảo luận các chiến lược để tối ưu cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch với chủ đề "Việt Nam - ngôi sao đang lên", ông CK Tong, Tổng giám đốc BW Industrial Development JSC từng khẳng định: "Dù có Covid-19 hay không, Việt Nam vẫn giữ vị trí thuận lợi để đón làn sóng Trung Quốc+1".

Ông C.K.Tong nhấn mạnh rằng, Việt Nam có năng lực để sản xuất nhiều sản phẩm phức tạp, hàm lượng công nghệ cao. Bằng chứng là Samsung đang sản xuất phần lớn điện thoại ở Việt Nam, thậm chí là những mẫu điện thoại mới nhất. Lực lượng lao động Việt Nam có thể sản xuất những thiết bị cao cấp nhất là điều không phải băn khoăn, nghi ngờ. Chính vì vậy theo ông C.K.Tong, kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan, Indonesia, Philippines trong những năm tới.

Ngoài ra, Việt Nam đang nằm trong 20 nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại. Năm 2021, GDP của Việt Nam tăng trưởng 2,58% so với năm trước. Lạm phát được kiểm soát tốt, chính sách tiền được điều hành linh hoạt, cung ứng đủ vốn phục vụ nhu cầu nền kinh tế.

Cùng với đó, thu ngân sách tăng cao, ước đạt 1.523,4 ngàn tỷ đồng, tăng 13,3% so với dự toán, kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt kỷ lục mới với 668,5 tỷ USD và trở thành một trong 20 nước đứng đầu thế giới về thương mại.

GDP Bình quân đầu người của Nhật Bản tụt hạng đáng kể trên toàn cầu

Trong suốt nhiều thập kỷ, Nhật Bản là một thế lực kinh tế hùng mạnh, dẫn đầu về đổi mới và tăng trưởng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vị thế kinh tế của quốc gia này đã suy yếu đáng kể.

Tính đến năm 2022, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đã giảm xuống còn 34.064 đô la Mỹ, xếp thứ 21 trong số 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Đây là mức xếp hạng thấp nhất của Nhật Bản kể từ những năm 1980, phản ánh sự sụt giảm đáng kể về vị thế kinh tế của quốc gia này trên trường quốc tế.

Sự sụt giảm GDP bình quân đầu người của Nhật Bản chủ yếu là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm:

Ngoài ra, Nhật Bản cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc, vốn đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Sự suy giảm GDP bình quân đầu người của Nhật Bản có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia. Nó dẫn đến tiêu chuẩn sống thấp hơn, thuế cao hơn và ít cơ hội hơn cho người dân. Ngoài ra, nó cũng làm suy yếu khả năng chi trả của chính phủ đối với các dịch vụ công thiết yếu như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Sự sụt giảm vị thế kinh tế của Nhật Bản cũng đáng lo ngại đối với tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế. Sự suy giảm của nền kinh tế Nhật Bản có thể có những tác động lan tỏa đến các nước khác, đặc biệt là những nước có liên hệ thương mại chặt chẽ với Nhật Bản.

Để giải quyết vấn đề GDP bình quân đầu người giảm, Nhật Bản cần thực hiện các bước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và giải quyết các thách thức do già hóa dân số gây ra. Nếu không có những cải cách này, nền kinh tế Nhật Bản có thể tiếp tục suy giảm trong những năm tới, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đối với cả Nhật Bản và nền kinh tế toàn cầu.