Người ta nói trong nhà ăn sinh viên của Harvard, rất khó để nghe được âm thanh nói chuyện, mỗi sinh viên đều mang theo pizza và nước ngọt, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép. Rất hiếm thấy học sinh nào đó chỉ tập trung ăn mà không học, cũng rất ít thấy sinh viên nào vừa ăn vừa nói chuyện. Ở Harvard, phòng ăn không chỉ là nơi dùng cho việc ăn uống, nó còn là một thư viện. Bệnh viện Harvard cũng như thế, yên tĩnh đến nỗi có bao nhiêu người cũng như một, không ai không đọc sách hay ghi chép. Bệnh viện cũng là một hình thức khác của thư viện.
Người ta nói trong nhà ăn sinh viên của Harvard, rất khó để nghe được âm thanh nói chuyện, mỗi sinh viên đều mang theo pizza và nước ngọt, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép. Rất hiếm thấy học sinh nào đó chỉ tập trung ăn mà không học, cũng rất ít thấy sinh viên nào vừa ăn vừa nói chuyện. Ở Harvard, phòng ăn không chỉ là nơi dùng cho việc ăn uống, nó còn là một thư viện. Bệnh viện Harvard cũng như thế, yên tĩnh đến nỗi có bao nhiêu người cũng như một, không ai không đọc sách hay ghi chép. Bệnh viện cũng là một hình thức khác của thư viện.
Hai công ty hàng không Mỹ hợp tác sản xuất máy bay siêu thanh có thể giảm đáng kể thời gian bay giữa London và New York.
VTV.vn - Trong Café sáng với VTV3 hôm nay, khán giả sẽ có cơ hội trò chuyện với Trần Thị Diệu Liên – cô gái đang gây “bão” khi giành học bổng trị giá hơn 300.000 USD của Harvard.
Ngày hôm qua, cư dân mạng truyền tay nhau bài viết có tựa đề "Harvard, bốn rưỡi sáng". Đây là một bài viết được dịch lại từ bản trích lược của cuốn sách "Harvard 4:30am - Harvard Universitys Gift to Young People" của tác giả Wei Xiuying.
Nội dung bài viết xoay quanh câu chuyện về không khí trong nhà ăn của Harvard. Người viết miêu tả: "Ở đó, chúng ta không nghe được âm thanh nói chuyện, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép" vào lúc 4 giờ rưỡi sáng. Tiết lộ này khiến nhiều người bất ngờ xen lẫn choáng ngợp.
Chỉ sau ít giờ xuất hiện trên mạng, "Harvard, bốn rưỡi sáng" và những chủ đề xoay quanh áp lực học tập ở trường đại học hàng đầu thế giới, được giới trẻ bàn tán xôn xao.
Từ những trải nghiệm thực tế, Châu Thanh Vũ (sinh năm 1992), người nhận học bổng tiến sĩ kinh tế toàn phần tại đại học Harvard và Trần Thị Diệu Liên (sinh năm 1997), nữ sinh nhận học bổng 7 tỉ của Harvard đã chia sẻ một số góc nhìn cá nhân về vấn đề trên.
Người viết "Harvard, bốn rưỡi sáng" có cái nhìn phiến diện
Đó là ý kiến của Châu Thanh Vũ. Chàng nghiên cứu sinh tiến sĩ này cho rằng Harvard là một trường tốt, nhưng nó không phải là một chốn thần thánh như người ta hay mô tả. Người viết cuốn sách trên là một ví dụ của cái nhìn phiến diện vào Harvard từ bên ngoài, được viết bởi những người chưa bao giờ học và làm việc tại đây.
Quang cảnh thư viện sinh viên tại trường Đại học Harvard dưới góc máy của Châu Thanh Vũ
"Nhà ăn Harvard không phải là nơi người ta cắm cúi vừa ăn vừa đọc sách mà không nói chuyện với nhau và bệnh viện cũng như thế. Nhà ăn là nơi để mọi người ăn uống với bạn bè sau một ngày làm việc, và thường các chủ đề nói chuyện sẽ vượt ra khỏi chuyện trường lớp. Tuy tôi và mấy đứa bạn trong khóa tiến sĩ mỗi khi ăn với nhau cũng nói một ít về kinh tế, nhưng chúng tôi còn nói về cả chính trị xã hội, bầu cử, một bộ phim (Game of Thrones), hay cả về chuyện "Tại sao mày chưa có bồ?".
Sinh viên Harvard thân thiện và cũng sẵn sàng quẩy tới bến! Ảnh: Châu Thanh Vũ
Hình ảnh 4 giờ rưỡi sáng và vẫn có người làm việc nhiều ở thư viện là một hình ảnh hoàn toàn không có thực. Đúng là đôi lúc trong những kì thi cử hay có deadline lớn, học sinh Harvard cũng có thức trắng đêm để học bài, chuẩn bị (nhưng thực ra thì ai làm nghề nào chẳng có những ngày như thế...), phần lớn học sinh đều đã đang ngon giấc (hoặc đang trở về từ một bữa tiệc đâu đó) vào lúc 4 giờ rưỡi sáng trong những ngày bình thường.
Bài "Harvard, bốn rưỡi sáng" này được viết với một sự mô tả, tường thuật rất phiến diện về trường. Tác giả cố gắng thần thánh hóa sự thành công của trường bằng một yếu tố mà họ nghĩ là đại diện cho sự thành công: học, học, và học; làm việc, làm việc, và làm việc.
'Sinh viên Harvard có vẻ thảm hại hơn thực tế qua góc nhìn phiến diện của tác giả', Thanh Vũ nói.
Đây là một cái nhìn rất sai và thực ra đối với tôi, nó khiến cho Harvard có vẻ thảm hại hơn thực tế. Nó tạo cảm giác rằng Harvard chỉ là một ngôi trường chỉ biết học, không biết cân bằng ăn, ngủ, chơi, các mối quan hệ, làm việc, và đặt nặng giá trị quá mức vào việc đọc sách. Trên thực tế, học sinh Harvard giỏi hơn thế rất nhiều, và chữ "giỏi" không hề theo nghĩa hẹp có trong bài", Châu Thanh Vũ chia sẻ.
"Chúng tôi không phải là cỗ máy biết học"
Về phần Diệu Liên, dù mới bước chân vào trường Harvard chưa được một học kỳ nhưng cô gái Việt đã có những trải nghiệm thú vị tại ngôi trường danh giá này.
Hình ảnh Diệu Liên khi du học tại Đại học Harvard, Mỹ
Cũng như Thanh Vũ, Diệu Liên cho rằng không cứ cắm cúi học trong nhà ăn hay không nói chuyện với nhau và học như những cái máy thì sinh viên sẽ trở thành những người có tinh thần thép trong học tập. Hay việc bạn trẻ thức thâu đêm rồi phải ngủ vật vờ ở bất cứ nơi nào cũng không phải là hình ảnh mang tính biểu tượng ý chí và tham vọng.
Sau khi đọc bài viết "Harvard, bốn rưỡi sáng", Diệu Liên bày phản bác: "Đó không phải hình ảnh của Harvard mà tôi biết. Harvard trong nhà ăn luôn nhộn nhịp tiếng nói và thậm chí việc không ăn cùng một hội nào đó là việc khá hiếm gặp".
Cô dẫn chứng về một cuộc sống bình thường ở Harvard: "Một cô bạn của tôi làm tôi rất phục: ngủ 8 tiếng 1 ngày, đi gym mỗi ngày và tham gia vài câu lạc bộ mỗi tuần. Đây mới là hình ảnh của ý chí và tham vọng: làm chủ cuộc sống và sức khỏe của bản thân".
9X tiết lộ mình rất thích không gian rộng lớn và nhộn nhịp của căn tin trường và những món ăn ngon tại đây
Theo lời Diệu Liên, Harvard như một biểu tượng của đỉnh cao tri thức. Người ta gán ghép nó với những hình ảnh nghiêm túc và khô khan đến đáng sợ và suy ra rằng: Để vươn đến những đỉnh cao, chúng ta phải vắt kiệt năng lượng, khép kín với xã hội và gò ép bản thân vào một guồng quay không ngừng nghỉ.
Đến Harvard, Diệu Liên không chỉ biết học. Cô năng nổ với các hoạt động ngoại khóa dành cho sinh viên
"Không thể phủ nhận lượng bài vở ở Harvard là rất nặng và việc học và giảng dạy luôn là ưu tiên số một. Nhưng quan niệm giáo dục luôn được đề cao là 4 năm đại học là 4 năm để học sinh phát triển bản thân và trưởng thành hơn.
Harvard sẽ không chỉ tuyển những cỗ máy chỉ biết học, cũng như học như những cái máy không phải bí kíp dẫn đến thành công", nữ sinh Việt đang theo học tại Harvard viết.
Ngôi trường số 1 châu Á vốn nổi tiếng về chất lượng giáo dục, nơi có nhiều nhân tài xuất thân từ đây.
Những hình ảnh quay lại cảnh sáng sớm của thư viện ĐH Thanh Hoa xuất hiện trên MXH douyin của Trung Quốc đã khiến cho nhiều người bất ngờ. Bởi lẽ, ngay từ 6h sáng, đã có nhiều sinh viên chăm chỉ ngồi học bài. Được biết, không ít người trong số họ đã ngồi học xuyên đêm.
Nếu như châu Mỹ nổi tiếng với ĐH Harvard (Hoa Kỳ) hay ĐH Cambridge (Vương Quốc Anh) đứng số 1 châu Âu thì ĐH Thanh Hoa chính là trường đại học có nền giáo dục hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương. Đây là điểm đến và niềm mơ ước của nhiều học sinh Trung Quốc và sinh viên quốc tế.
Được thành lập năm 1911 với một phần nằm trong khuôn viên vườn ngự uyển của nhà Mãn Thanh, Đại học Thanh Hoa hiện đang sở hữu 20 trường thành viên và 58 khoa trực thuộc, đào tạo các ngành như Khoa học, Kỹ thuật, Nhân văn, Luật, Y, Lịch sử, Triết học, Kinh tế học, Quản lý, Giáo dục và Nghệ thuật, cùng 41 viện nghiên cứu, 35 trung tâm nghiên cứu, 167 phòng thí nghiệm chất lượng cao.
Năm 2021, tạp chí Times Higher Education (THE Châu Á) công bố bảng xếp hạng các trường đại học khu vực châu Á, Đại học Thanh Hoa đã vượt qua 551 cơ sở giáo dục để dẫn vị trí đầu bảng. Vì thế, để bước vào ngôi trường danh giá này, tỉ lệ chọi giữa các sinh viên rất cao; trong quá trình học, sinh viên cũng phải nỗ lực không ngừng và trở nên xuất sắc. Đáng chú ý, hai đời Chủ tịch nước Trung Quốc liên tiếp gần đây, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, đều là cựu sinh viên của ĐH Thanh Hoa.
Tuy cổ kính nhưng ngôi trường này trang bị đầy đủ trang thiết bị cho sinh viên và nghiên cứu sinh. Trường có 9 thư viện với hơn 5 triệu đầu sách và ấn phẩm thuộc nhiều lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên, kỹ thuật đến khoa học xã hội và nhân văn. Trong đó, thư viện chính có tổng diện tích là 42.820m2, bao gồm thư viện cổ, thư viện phía Tây (Yifu) và Thư viện phía Bắc (Mochtar Riady).
Đại học Thanh Hoa còn sở hữu cảnh quan "vạn người mê". Kiến trúc của trường đa dạng độc đáo theo phong cách Đông - Tây, vừa hiện đại, vừa cổ kính. Ngoài ra, phong cảnh tự nhiên với khởi nguồn là khu vườn thượng uyển từ thời nhà Thanh, cũng góp phần làm nên vẻ đẹp lãng mạn mỗi mùa xuân - thu.
Một số từ dùng để chỉ nhiều hơn trong tiếng Anh là:
- gấp rưỡi: half as much/ many again as
- gấp đôi: double, twofold, 2 times, twice
- gấp ba: triple, threefold, 3 times, triplex
Được thành lập vào năm 1636 bởi Cơ quan Lập pháp Thuộc địa Vịnh Massachusetts và không lâu sau đó đặt theo tên của John Harvard - người đã hiến tặng của cải cho trường, Harvard là cơ sở học tập bậc cao lâu đời nhất Hoa Kỳ.
Mặc dù chưa bao giờ có mối quan hệ chính thức với bất kỳ giáo phái nào, Trường Đại học Harvard (
, sau này là trường giáo dục bậc đại học của Viện Đại học Harvard) trong thời kỳ đầu chủ yếu đào tạo các mục sư
thuộc hệ phái Tự trị Giáo đoàn. Chương trình học và thành phần sinh viên của trường dần dần trở nên có tính chất thế tục trong thế kỷ 18, và đến thế kỷ 19 thì Harvard đã nổi lên như một cơ sở văn hóa chủ chốt của giới tinh hoa vùng Boston.
, Charles W. Eliot trong nhiệm kỳ viện trưởng kéo dài nhiều năm của mình (từ 1869 đến 1909) đã chuyển đổi
này và các trường chuyên nghiệp liên kết với nó thành một
nghiên cứu hiện đại. Harvard là thành viên sáng lập
James Bryant Conant lãnh đạo viện đại học này trong suốt thời kỳ
, và sau chiến tranh bắt đầu cải cách
và mở rộng việc tuyển sinh. Trường Đại học Harvard trở thành cơ sở giáo dục dành cho cả nam lẫn nữ vào năm 1977 khi nó sáp nhập với Trường Đại học Radcliffe.
Viện Đại học Harvard được tổ chức thành 11 đơn vị học thuật - 10
và Viện Nghiên cứu Cao cấp Radcliffe - với các khuôn viên nằm rải rác khắp vùng đô thị Boston:
khuôn viên chính rộng 209 mẫu Anh (85 ha) nằm ở thành phố Cambridge, cách Boston chừng 3 dặm (4,8 km) về phía tây bắc; Trường Kinh doanh và các cơ sở thể thao, bao gồm Sân vận động Harvard, nằm bên kia sông Charles ở khu Allston của Boston; còn Trường Y khoa, Trường Nha khoa, và Trường Y tế Công cộng thì nằm ở Khu Y khoa Longwood.
Trong số các tổng thống Hoa Kỳ, có tám người là cựu sinh viên Harvard; chừng 150 người được trao giải Nobel là sinh viên, giảng viên, hay nhân viên của viện đại học này. Ngoài ra, có 62 tỉ phú hiện đang còn sống và 335 Học giả Rhodes, hầu hết sống ở Hoa Kỳ, là cựu sinh viên Harvard.
Thư viện Viện Đại học Harvard cũng là thư viện đại học lớn nhất ở Hoa Kỳ.
Tính đến tháng 6 năm 2013, tổng số tiền hiến tặng mà Harvard có được là 32,3 tỉ đô-la, lớn hơn ở bất cứ cơ sở học thuật nào trên thế giới.
Bức phù điêu Trường Đại học Harvard của Paul Revere, năm 1767.
Harvard được thành lập vào năm 1636 theo sau cuộc bỏ phiếu của Cơ quan Lập pháp vùng Thuộc địa Vịnh Massachusetts. Ban đầu được gọi là
". Năm 1638, trường đại học này trở thành nơi có chiếc máy in đầu tiên được biết là có mặt ở Bắc Mỹ, do con tàu
Năm 1639, trường được đổi tên thành
(1607-1638), một cựu sinh viên của
, người đã hiến tặng tài sản cho trường. John Harvard khi mất đã để lại cho trường 779 bảng Anh (một nửa gia sản của ông) và chừng 400 cuốn sách.
Trong những năm đầu của mình, Trường Đại học Harvard đã đào tạo nhiều mục sư
Chương trình học của trường dựa theo mô hình viện đại học Anh - nhiều nhà lãnh đạo ở vùng thuộc địa này từng theo học ở Viện Đại học Cambridge - với các môn học cổ điển nhưng làm cho phù hợp với triết lý Thanh giáo thịnh hành lúc bấy giờ. Mặc dù chưa bao giờ thuộc bất kỳ giáo phái nào, nhiều sinh viên tốt nghiệp từ Harvard ra đã trở thành mục sư cho các nhà thờ theo phái Giáo đoàn Tự trị và phái Nhất thể ở khắp vùng
Một tập sách giới thiệu, xuất bản vào năm 1643, đã mô tả việc thành lập trường đại học này như là để đáp ứng lại mong muốn "thúc đẩy và làm sống mãi sự học, nếu không thì sợ rằng sẽ để lại những mục sư thất học cho nhà thờ".
Mục sư hàng đầu Boston bấy giờ là Increase Mather đã giữ chức hiệu trưởng từ năm 1685 đến 1701. Năm 1708, John Leverett trở thành hiệu trưởng đầu tiên không phải là người thuộc giới tăng lữ; đây là bước đánh dấu sự chuyển mình của Trường Đại học Harvard khiến nó trở nên độc lập về mặt trí thức khỏi ảnh hưởng của Thanh giáo.
Trong suốt thế kỷ 18, những ý tưởng của
về sức mạnh của lý tính và ý chí tự do trở nên phổ biến trong giới mục sư theo Giáo đoàn Tự trị, khiến họ và giáo đoàn của họ ở trong thế căng thẳng với những nhóm theo
Khi Giáo sư Thần học David Tappan qua đời vào năm 1803 và viện trưởng Harvard
Joseph Willard qua đời một năm sau đó, năm 1804, một cuộc đấu tranh đã nỗ ra trong quá trình tìm người thay thế. Henry Ware được chọn vào vị trí giáo sư thần học vào năm 1805, và Samuel Webber - một người theo khuynh hướng tự do - được chỉ định làm viện trưởng hai năm sau đó, đánh dấu sự thay đổi từ thời kỳ những ý tưởng của chủ nghĩa truyền thống là chủ đạo ở Harvard sang thời kỳ những ý tưởng của chủ nghĩa tự do theo lối của Jacobus Arminius.
Năm 1846, những bài giảng về lịch sử tự nhiên của Louis Agassiz được chào đón nồng nhiệt ở New York lẫn trong khuôn viên Trường Đại học Harvard. Cách tiếp cận của Agassiz duy tâm theo một cách hoàn toàn khác và đã đặt cơ sở cho "sự tham gia vào Bản thể Thần tính" của người Mỹ và khả năng hiểu "những hiện thể tri thức". Cách nhìn của Agassiz về
kết hợp quan sát với trực giác và giả định rằng người ta có thể nắm bắt được "kế hoạch thần thánh" trong tất cả các hiện tượng. Quan điểm lưỡng nguyên về
này phù hợp với tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực mang tính cảm quan kinh nghiệm bắt nguồn từ hai triết gia
Thomas Reid và Dugald Stewart, người có tác phẩm được đưa vào chương trình học của Harvard vào thời ấy.
Charles W. Eliot, làm viện trưởng giai đoạn 1869–1909, đã loại trừ khỏi
trong khi cho phép sinh viên tự chủ động. Mặc dù Eliot là nhân vật chủ chốt nhất trong việc thế tục hóa nền giáo dục đại học Hoa Kỳ, ông hành động không phải vì mong muốn thế tục hóa giáo dục mà vì những niềm tin theo trường phái Nhất thể Tiên nghiệm (Transcendentalist Unitarian). Bắt nguồn từ William Ellery Channing và Ralph Waldo Emerson, những niềm tin này tập trung vào phẩm cách và giá trị của bản chất con người, quyền và khả năng của mỗi người trong việc tiếp nhận sự thật, và thần tính nằm trong mỗi người.
Trong suốt thế kỷ 20, danh tiếng quốc tế của Harvard gia tăng khi những khoản tiền hiến tặng nhận được gia tăng và các giáo sư xuất sắc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của viện đại học. Số sinh viên theo học cũng tăng lên khi các
mới được thiết lập và ngôi trường đại học dành cho việc giáo dục sinh viên bậc đại học được mở rộng. Trường Đại học Radcliffe, được thành lập vào năm 1879 như là một trường chị em với Trường Đại học Harvard, trở thành một trong những trường hàng đầu dành cho nữ giới ở Hoa Kỳ.
Harvard trở thành thành viên sáng lập Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ vào năm 1900.
James Bryant Conant, giữ chức viện trưởng từ năm 1933 đến 1953, đã tạo sinh lực mới cho hoạt động học thuật sáng tạo và bảo đảm là nó có vị trí hàng đầu trong các cơ sở nghiên cứu. Conant xem giáo dục đại học như là nơi cung cấp cơ hội cho những người có tài thay vì là quyền của những người giàu, từ đó ông thay đổi các chương trình để nhận diện, thu hút, và hỗ trợ những người trẻ có tài. Năm 1943, ông yêu cầu tập thể giảng viên đưa ra lời phát biểu dứt khoát về việc giáo dục tổng quát phải như thế nào, cả ở bậc trung học lẫn đại học. Bản "Báo cáo" (Report) nhận được, xuất bản vào năm 1945, là một trong những tuyên ngôn có nhiều ảnh hưởng nhất trong lịch sử giáo dục Hoa Kỳ thế kỷ 20.
Drew Gilpin Faust, giữ chức viện trưởng từ năm 2007.
Trong giai đoạn 1945-1960, chính sách tuyển sinh được mở rộng để thu hút sinh viên từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trường dành cho sinh viên bậc đại học nay thu hút sinh viên thuộc tầng lớp trung lưu từ các trường công lập, chứ không phải chỉ chủ yếu thu hút sinh viên từ một số trường dự bị đại học ở New England; có nhiều sinh viên
hơn được nhận, dù vẫn có ít sinh viên da đen, Hispanic, hay Á châu.
Sinh viên nữ vẫn học riêng ở Radcliffe, mặc dù ngày càng có nhiều người lấy các lớp học ở Harvard. Ngoài ra, thành phần sinh viên bậc đại học của Harvard vẫn chủ yếu là nam giới, cứ khoảng bốn nam sinh theo học Trường Đại học Harvard thì có một nữ sinh theo học Radcliffe. Theo sau việc Harvard và Radcliffe bắt đầu tuyển sinh chung vào năm 1977, thành phần nữ sinh viên bậc đại học tăng đều, phản ánh xu hướng chung của giáo dục đại học Hoa Kỳ. Các trường sau đại học của Harvard, vốn nhận sinh viên nữ và những nhóm sinh viên khác với số lượng lớn hơn, cũng đã trở nên có thành phần sinh viên đa dạng hơn trong thời kỳ sau
. Năm 1999, Trường Đại học Radcliffe chính thức sáp nhập vào Viện Đại học Harvard và trở thành Viện Nghiên cứu Cao cấp Radcliffe.
Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng Trường Đại học Radcliffe, trở thành nữ viện trưởng đầu tiên của Harvard vào năm 2007. Bà được bổ nhiệm sau khi vị tiền nhiệm là Lawrence Summers từ chức vào năm 2006.
Tòa nhà Littauer, Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy.
Ngoài ra còn có Viện Nghiên cứu Cao cấp Radcliffe (Radcliffe Institute for Advanced Study).
Một tác phẩm điêu khắc của Henry Moore gần Thư viện Lamont.
Hệ thống Thư viện Viện Đại học Harvard, trung tâm là Thư viện Widener ở khu Harvard Yard, có hơn 80 thư viện riêng lẻ chứa hơn 15 triệu tài liệu.
Theo Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ thì đây là thư viện đại học lớn nhất Hoa Kỳ và là một trong những thư viện lớn nhất thế giới.
Thư viện Khoa học Cabot, Thư viện Lamont, và Thư viện Widener là ba trong số các thư viện được sinh viên bậc đại học ưa thích nhất do dễ tiếp cận và ở vào vị trí thuận lợi. Trong hệ thống thư viện của Harvard có những sách hiếm, bản thảo, và các bộ sưu tập đặc biệt;
Thư viện Houghton, Thư viện Lịch sử Phụ nữ Arthur và Elizabeth Schesinger, và Văn khố Viện Đại học Harvard là nơi chủ yếu lưu giữ các tài liệu quý hiếm ít đâu có. Bộ sưu tập tài liệu ngôn ngữ Đông Á lớn nhất bên ngoài
được lưu trữ tại Thư viện Harvard-Yenching.
Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Harvard
nghệ thuật, văn hóa, và khoa học. Hệ thống Viện Bảo tàng Nghệ thuật Harvard có ba viện bảo tàng. Viện Bảo tàng Arthur M. Sackler có các bộ sưu tập nghệ thuật cổ, châu Á, Hồi giáo, và Ấn Đô thời kỳ sau; Viện Bảo tàng Busch-Reisinger trưng bày nghệ thuật Trung Âu và Bắc Âu; còn Viện Bảo tàng Fogg thì trưng bày nghệ thuật Tây phương từ thời Trung cổ đến thời hiện tại, nhấn mạnh đến nghệ thuật Ý thời kỳ đầu Phục hưng, nghệ thuật Anh thời
, và nghệ thuật Pháp thế kỷ 19. Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Harvard bao gồm Viện Bảo tàng Khoáng chất Harvard, Viện Bảo tàng Thực vật Harvard, và Viện Bảo tàng Động vật Đối chiếu. Những viện bảo tàng khác bao gồm Trung tâm Nghệ thuật Thị giác Carpenter, do Le Corbusier thiết kế, Viện Bảo tàng Khảo cổ và Nhân học Peabody chuyên về lịch sử văn hóa và văn minh
, và Viện Bảo tàng Semitic trưng bày các hiện vật khai quật được ở Trung Đông.