Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Và Thủy Sản

Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Và Thủy Sản

Step 1: Total ways to select 5 integers out of 20 = 20C5. Step 2: Ways to select 10 and 20 = 2C2. Step 3: Ways to select 3 integers from the remaining 18 = 18C3. Step 4: Probability = (2C2 * 18C3) / 20C5.

Step 1: Total ways to select 5 integers out of 20 = 20C5. Step 2: Ways to select 10 and 20 = 2C2. Step 3: Ways to select 3 integers from the remaining 18 = 18C3. Step 4: Probability = (2C2 * 18C3) / 20C5.

Vai trò của nông nghiệp tại Việt Nam

Nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế, xã hội của Việt Nam. Nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Khí hậu nhiệt đới, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào và đa dạng sinh học phong phú là những điều kiện quan trọng để sau 40 năm “Đổi mới”  thực hiện cải cách kinh tế, ngành nông nghiệp Việt Nam đã phát triển theo hướng thương mại đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và thế giới. Hiện nay, Chính phủ đang đẩy mạnh chương trình tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp trong bối cảnh nông nghiệp Viêt Nam đang đứng trước ngã rẽ của cả cơ hội và thách thức.

Thu hái quả thanh long. Ảnh do Lucas Jans chụp. Được cấp phép theo CC BY-SA 2.0

Về kinh tế, GDP nông nghiệp chiếm khoảng 13,96% tổng GDP năm 2019. Tuy nhiên, con số này phản ánh mức giảm đều từ 38,06% năm 1986, cho thấy sự chuyển đổi sâu sắc của nền kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn 2001 – 2013, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 3,57%/năm, cao hơn và ít biến động hơn so với các nước châu Á khác. Từ một đất nước bị nạn đói đe dọa, Việt Nam hiện đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và thứ 15 trên toàn cầu về xuất khẩu nông sản. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng vọt từ 4,2 tỷ đô la Mỹ năm 2004 lên 41,3 tỷ đô la Mỹ năm 2019, chiếm 15,68% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Các nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là gạo, cà phê, hạt tiêu, chè, hạt điều, cao su, sắn, thủy sản, và đồ nội thất. Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Biểu 1: Đóng góp vào GDP theo từng ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2019 (%). Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam

Biểu 2: Tăng trưởng Nông nghiệp của Việt Nam và các nước láng giềng (%). Nguồn: World Development Indicators.

Về mặt xã hội, ngành nông nghiệp giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp đủ lương thực cho dân số 96,48 triệu người, thông qua gạo – lương thực chính của Việt Nam. Sự sẵn có về thực phẩm bình quân tính theo đầu người của Việt Nam ở mức cao trong số các nước thu nhập trung bình.

Biểu 3: Cân bằng cung cầu gạo quốc gia của Việt Nam giai đoạn 1986-2010 (triệu tấn). Nguồn: Ngân hàng thế giới.

Biểu 4: Mức cung thực phẩm hàng ngày ở một số nước châu Á, 1961-2009 và 2009 – 2030 (dự báo). Đơn vị: Kcal/người/ngày. Ước tính theo hàm logarit. Nguồn: Ngân hàng thế giới

Theo lịch sử từ xưa đến nay, ngành nông nghiệp luôn là ngành sử dụng lao động nhiều nhất, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm 65% lực lượng lao động theo thống kê năm 2000. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con số này đã giảm đáng kể, xuống còn 47,4% vào năm 2012 và 39,4% vào năm 2019. Gần 50% các hộ gia đình làm nông nghiệp ở nông thôn năm 2016 cho biết nguồn thu nhập chính của họ vẫn từ nông nghiệp, mặc dù tỉ lệ này giảm từ 68% năm 2006. Chuyển đổi nông nghiệp đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, thông qua tăng thu nhập từ các hoạt động phi trồng trọt, đặc biệt ở các nhóm dân tộc thiểu số.

Ngành nông nghiệp cũng là ngành chiếm tỷ lệ lớn trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, như đất, nước, rừng và các nguyên liệu thô khác, phần lớn đã được phân bổ lại cho phát triển công nghiệp và đô thị.

Biểu 5: Đóng góp của Nông nghiệp trong thu nhập của hộ gia đình nông thôn, phân theo dân tộc và vùng (%). Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Cánh đồng rau. Ảnh do Dennis Jarvis chụp. Được cấp phép theo CC BY-SA 2.0

Có thể nói, ngành nông nghiệp đã góp phần ổn định chính trị – xã hội, công nghiệp hóa và hiện đại hóa Việt Nam trong 40 năm qua, đặc biệt đóng vai trò “lưới bảo vệ” cho toàn bộ nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng. Ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện chức năng này trong đại dịch COVID-19 năm 2020, thông qua việc phân phối lương thực cho người nghèo và người thất nghiệp, ổn định giá tiêu dùng, mang lại việc làm thay thế và tạo doanh thu xuất khẩu. Dự báo của ADB chỉ ra rằng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á cho dù chịu tác động của COVID-19. Tuy nhiên, nhóm người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là người di cư, phụ nữ và người lao động tự do, cũng như người dân tộc thiểu số sống ở khu vực nông thôn sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch này. Chính phủ đã tung ra gói cứu trợ COVID-19 dành cho các nhóm dễ bị tổn thương, nhưng chỉ áp dụng được cho những đối tượng yếu thế được Chính phủ công nhận.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2021 tăng 2,5% so với năm 2020

Sáng ngày 14/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2022; ký giao ước thi đua năm 2022. Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Năm 2021, ngành nông nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch công tác trong điều kiện có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động ban hành kế hoạch triển khai và xây dựng phương án tăng trưởng, đề ra các giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực, chủ động tham mưu, đề xuất các chủ trương, giải pháp tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra như: giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2021 đạt 28.412 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2020; có 11 xã được công nhận đạt tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, nâng tổng số xã trong toàn tỉnh được công nhận đạt tiêu chí xã NTM nâng cao lên 15 xã. Đang hoàn thiện các bước để đánh giá, phân hạng 47 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Công tác cải cách hành chính được thực hiện tích cực, tỷ lệ ký số văn bản đạt trên 96%, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 100%. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng 9 mô hình phát triển nông nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, bước đầu các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2,1 - 2,9 lần so với canh tác truyền thống.

Năm 2022, toàn ngành tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng NTM nhằm hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,3% trở lên so với năm 2021; năng suất lúa đạt trên 13 tấn/ha/năm, sản lượng lương thực ước đạt 945.000 tấn; số xã đạt tiêu chí xã NTM nâng cao trong năm đạt 10 xã trở lên.

Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, năm 2022 ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương triển khai nhân rộng 9 mô hình phát triển nông nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhằm tạo các vùng sản xuất hàng hóa lớn, thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp. Thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch, đề án mà ngành tham mưu cho tỉnh: kế hoạch cơ cấu lại ngành, Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 4/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM, coi trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở những nội dung được gợi mở tại hội thảo quốc tế nông nghiệp vừa qua, ngành nông nghiệp đề xuất những vấn đề, định hướng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời gian tới của tỉnh, cụ thể hóa thành các chương trình, đề án triển khai thực hiện bảo đảm phù hợp, phát huy lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Thời gian tới, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương đẩy mạnh cơ cấu lại ngành theo hướng sản xuất quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, lấy thị trường làm cơ sở để định hướng cho sản xuất và tham gia tích cực vào chuỗi giá trị trong nước và quốc tế. Tập trung xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đi vào thực chất, không chạy theo phát triển hạ tầng, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân nông thôn; thực hiện hiệu quả, sáng tạo chương trình “Thắp sáng đường quê”, mỗi xã một sản phẩm.

Các đơn vị trong ngành ký kết giao ước thi đua năm 2022.

Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua năm 2022 giữa các đơn vị trong ngành.