Trong báo cáo riêng về thị trường vốn Việt Nam 2017, công ty tư vấn Oxford Business Group (OBG) cho rằng với tình hình tăng trưởng kinh tế đều đặn, doanh thu doanh nghiệp ổn định và nhu cầu tài chính của các công ty trong nước đã thúc đẩy thị trường chứng khoán và các hoạt động quỹ tư nhân. Nhờ đó thị trường vốn Việt Nam đã có những bước phát triển khá chắc chắn trong vài năm gần đây.
Trong báo cáo riêng về thị trường vốn Việt Nam 2017, công ty tư vấn Oxford Business Group (OBG) cho rằng với tình hình tăng trưởng kinh tế đều đặn, doanh thu doanh nghiệp ổn định và nhu cầu tài chính của các công ty trong nước đã thúc đẩy thị trường chứng khoán và các hoạt động quỹ tư nhân. Nhờ đó thị trường vốn Việt Nam đã có những bước phát triển khá chắc chắn trong vài năm gần đây.
Suốt những năm 1980 và 1990, một trong những vấn đề chính sách nổi cộm nhất là qui mô thâm hụt ngân sách chính phủ. Như bạn đã biết, thâm hụt ngân sách xảy ra khi chi tiêu của chính phủ vượt quá nguồn thu từ thuế. Chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách vay tiền trên thị trường trái phiếu và sự tích tụ các khoản vay trong quá khứ được gọi là nợ chính phủ. Vào những năm 1980 và 1990, chính phủ liên bang Mỹ có thâm hụt ngân sách lớn, gây ra sự gia tăng rất nhanh của nợ chính phủ. Do đó, nhiều cuộc tranh luận đã hướng vào ảnh hưởng của các khoản thâm hụt đó đối với sự phân bổ nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Chúng ta có thể phân tích ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến thị trường vốn vay theo ba bước như được minh họa trong hình 4. Một là, đường nào dịch chuyển khi thâm hụt ngân sách tăng? Như các bạn đã biết tiết kiệm quốc dân - cung về vốn vay - bao gồm tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm của chính phủ. Sự thay đổi trong thâm hụt ngân sách chính phủ biểu thị sự thay đổi trong tiết kiệm của chính phủ và do đó là cung về vốn vay. Bởi vì thâm hụt ngân sách không ảnh hưởng đến lượng vốn mà các hộ gia đình và doanh nghiệp muốn vay tại mọi mức lãi suất, nên nó không làm thay đổi cầu về vốn vay.
Hai là, đường cung dịch chuyển theo hướng nào? Khi chính phủ có thâm hụt ngân sách, tiết kiệm chính phủ mang giá trị âm và điều này làm giảm tiết kiệm quốc dân. Nói cách khác, khi chính phủ vay tiền để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nó làm giảm cung về vốn vay để tài trợ cho các dự án đầu tư của hộ gia đình và doanh nghiệp. Như vậy, thâm hụt ngân sách làm dịch chuyển đường cung về vốn vay sang trái, từ S1 đến S2 như được minh họa trong hình 4.
Hình 4. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách chính phủ. Khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ thuế, tình trạng thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm quốc dân. Cung về vốn vay giảm và lãi suất cân bằng tăng. Như vậy, khi chính phủ vay tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách, nó lấn át doanh nghiệp và hộ gia đình trong việc vay tiền để tài trợ đầu tư. Ở đây, khi đường cung dịch chuyển từ S1 đến S2, lãi suất cân bằng tăng từ 5% lên 6% trong khi lượng vốn cân bằng được tiết kiệm và đầu tư giảm từ 1.200 tỷ đô la xuống 800 tỷ đô la.
Ba là, chúng ta có thể so sánh trạng thái cân bằng cũ và mới. Trong hình 4, khi thâm hụt ngân sách làm giảm cung về vốn vay, lãi suất tăng từ 5% lên 6%. Khi đó lãi suất cao hơn làm thay đổi hành vi của các hộ gia đình và doanh nghiệp tham gia vào thị trường vốn vay.
Cụ thể, nhiều người có nhu cầu vay vốn thất vọng về mức lãi suất cao hơn. Số gia đình mua nhà mới và số doanh nghiệp xây dựng thêm nhà máy mới giảm. Sự giảm sút đầu tư do chính phủ vay tiền gọi là sự lấn át đầu tư và được minh họa trong hình 4 bằng sự di chuyển dọc đường cầu từ 1.200 tỷ đô la xuống còn 800 tỷ đô la. Nghĩa là, khi chính phủ vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nó lấn át khu vực tư nhân trong việc vay tiền để tài trợ cho các dự án đầu tư.
Như vậy, bài học cơ bản nhất về thâm hụt ngân sách rút ra trực tiếp từ những ảnh hưởng của nó đến cung và cầu vốn vay là: Khi chính phủ làm giảm tiết kiệm quốc dân do bị thâm hụt ngân sách, thì lãi suất tăng và đầu tư giảm. Bởi vì đầu tư rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn, nên thâm hụt ngân sách làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Thặng dư ngân sách chính phủ có tác động hoàn toàn ngược lại so với trường hợp thâm hụt ngân sách. Khi thu thuế nhiều hơn so với chi tiêu, chính phủ tiết kiệm phần chênh lệch bằng cách cắt giảm số nợ tồn đọng. Mức thặng dư ngân sách, hay tiết kiệm chính phủ, làm tăng tiết kiệm quốc dân. Như vậy, thặng dư ngân sách làm tăng cung về vốn vay, làm giảm lãi suất và khuyến khích đầu tư. Đến lượt nó, mức đầu tư cao hơn hàm ý tích luỹ tư bản nhiều hơn và tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Tổng lãnh sự Behzad Babakhani đánh giá thị trường Việt Nam mang tới nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Canada, nhưng đồng thời cũng có những thách thức mà nước này cần đối mặt.
Trao đổi với Zing về việc hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là về vấn đề kinh tế, Tổng lãnh sự Canada tại TP.HCM Behzad Babakhani đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng đáng để đầu tư sớm và đầu tư nhiều hơn nữa.
“Chúng tôi rất hào hứng khi đến đây, vì chúng tôi nhìn thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam. Bất kỳ ai đến Việt Nam cũng sẽ phải thốt lên: ‘Tuyệt vời, đây chính là tương lai. Chúng ta cần phải đến đây, phải đầu tư ngay bây giờ’”, ông Babakhani nói với Zing bên lề một sự kiện quảng bá sản phẩm Canada hôm 28/4.
Ông Babakhani có đánh giá lạc quan về hợp tác kinh tế giữa hai nước cho đến nay, cho biết từ năm 2015, Việt Nam đã là đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong số các nước ASEAN, với thực phẩm nông nghiệp và hải sản là một phần quan trọng của thương mại song phương.
Năm 2021, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này từ Canada vào Việt Nam đạt gần 313 triệu CAD, tương đương gần 6.000 tỷ VNĐ.
Năm 2020, thương mại hàng hóa song phương Canada – Việt Nam đạt mức kỷ lục mới là 8,9 tỷ CAD (khoảng 6,94 tỷ USD), trong đó hàng hóa nhập khẩu của Canada từ Việt Nam chiếm gần 92%.
Bên cạnh đó, Việt Nam là điểm đến lớn thứ 3 của nông sản và hải sản Canada xuất khẩu sang khối ASEAN năm 2021. Các sản phẩm chủ lực của Canada sang Việt Nam bao gồm ngũ cốc, hạt có dầu, hải sản (cá, tôm hùm, cua, hào,..), trái cây, thịt bò, thịt heo, và sản phẩm từ sữa. Năm nay, nhân sâm của Canada đang được quảng bá mạnh mẽ.
Dù đạt được nhiều thành công, ông Babakhani cho biết Canada cũng đối mặt với một số thách thức trên thị trường Việt Nam do tính cạnh tranh cao, và do ảnh hưởng từ đại dịch.
“Chúng tôi phải cạnh tranh với rất nhiều nước và mặt hàng quốc tế khác nhau, từ Mỹ, Australia, châu Âu, Hàn Quốc,… Vì vậy, các mặt hàng chúng tôi mang đến đây phải là những sản phẩm thật sự vượt trội về chất lượng so với tầm giá”, ông nói với Zing.
Ông giải thích rằng nhờ việc cắt giảm thuế quan qua việc hợp tác trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mà mức giá các mặt hàng Canada đến Việt Nam đã giảm đáng kể, mang lại sự kết nối sâu sắc hơn giữa 2 thị trường.
Sau gần 2 năm sống và làm việc tại Việt Nam, ông Babakhani cho biết bản thân yêu thích sự năng động và nhiệt huyết của đất nước, và vì vậy mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.
“Tôi ấn tượng với năng lượng và những giá trị của Việt Nam. Bất kỳ ai tôi nói chuyện hay bất cứ đâu tôi nhìn vào, tôi cũng thấy họ tràn đầy năng lượng để học tập và làm việc chăm chỉ, cũng như để thay đổi và phát triển”, tổng lãnh sự nhấn mạnh.
“Tôi cũng thấy những giá trị đáng quý trong cách giáo dục, trong các gia đình, trong mỗi công việc, và trong cả nền văn hóa Việt Nam. Đây thực sự là một nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng”, ông nói thêm.
Ông Babakhani tiết lộ Lãnh sự quán Canada tại TP.HCM đang có rất nhiều kế hoạch hợp tác hơn nữa không chỉ về nông nghiệp, mà còn về văn hóa, giáo dục, năng lượng sạch, hàng không vũ trụ, cơ sở hạ tầng, dược phẩm và sản phẩm y tế, gỗ và lâm sản, dịch vụ tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam và Canada sắp kỷ niệm 50 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới.
“Hiện tại, cả hai nước đã bắt cầu mở cửa (sau đại dịch) và rất nhiều người Canada đang đến đây. Năm tới, chúng tôi dự định sẽ thúc đẩy nhiều người Canada đến Việt Nam hơn, cũng như giúp đỡ người Việt Nam có nhu cầu sang Canada học tập, làm ăn…”, tổng lãnh sự nói.