Vui lòng kiểm tra email để xác minh tài khoản. Nếu bạn không thấy email, vui lòng kiểm tra trong thư mục spam.
Vui lòng kiểm tra email để xác minh tài khoản. Nếu bạn không thấy email, vui lòng kiểm tra trong thư mục spam.
Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản Trong số này, số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là đông nhất, lên tới 38.000, chiếm 29,2%. Số du học sinh Việt Nam tại Australia đông thứ hai, với khoảng 31.000 sinh viên, chiếm 23,8%. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ đứng thứ 3, với khoảng 28.000, chiếm 21,5%. Số lượng du học sinh tại Trung quốc là 13.000, chiếm 10%. Số lượng du học sinh tại Anh là 11.000 chiếm 8,4%. Theo báo cáo của Chính phủ, trong tổng số lưu học sinh Việt Nam nói trên, Bộ GD-ĐT đang quản lý, cấp phát học bổng cho 5.519 lưu học sinh đi học có sử dụng ngân sách nhà nước tại 44 nước trên thế giới. Trong số này có 2.501 tiến sĩ, 580 thạc sĩ, 63 thực tập sinh và 2.375 sinh viên đại học. Số lưu học sinh này đi học theo các nguồn kinh phí: Đề án 911, Đề án 599, Đề án Công nghệ sinh học và Thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án Hóa dược của Bộ Công Thương và học bổng diện Hiệp định với 20 nước. Bộ GD-ĐT cho biết, số lượng học bổng các nước dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Chẳng hạn Hungary từ 5 suất/năm lên 100 suất/năm từ năm 2016. Liên bang Nga từ 400 suất/năm lên 800 suất/năm vào năm 2016 và tiến tới 1.000 suất năm vào năm 2018. Trong nửa cuối năm 2016 dự kiến có khoảng 1.300-1400 lưu học sinh sẽ lên đường đi học theo các diện học bổng trên.
Tỷ lệ hưởng tối đa tới 75% nhưng vì tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội thấp nên lương hưu bình quân người Việt chỉ đạt 5,4 triệu đồng, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Văn phòng Chính phủ hôm 24/7 thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ yêu cầu cơ quan soạn thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tính toán mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), đánh giá khoa học để đảm bảo hài hòa lợi ích lao động, doanh nghiệp và xã hội.
Tiếp thu, giải trình nội dung này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết mức đóng BHXH (tỷ lệ đóng, tiền lương làm căn cứ đóng) được tính toán toàn diện trong tương quan mức hưởng, tiền đóng thực tế và mức hưởng các chế độ, thời gian tham gia.
Ở Đông Nam Á, tỷ lệ đóng BHXH của Việt Nam tương đối cao, 26% vào ba quỹ thành phần hưu trí, ốm đau và tai nạn lao động, chỉ sau Singapore 37%. Tỷ lệ hưởng lương hưu cũng cao nhất trong khu vực lẫn thế giới. Cụ thể, lương hưu tối đa là 75% với nam đóng đủ 35 năm và nữ 30 năm BHXH. Nếu vượt trần, lao động nhận trợ cấp bằng 0,5 lần tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm thừa. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc, Hàn Quốc chỉ khoảng 40%.
Nhưng mức lương hưu bình quân đầu người mỗi tháng của người Việt khoảng 5,4 triệu đồng. Lý do là tiền đóng BHXH bắt buộc thấp, năm 2022 chỉ đạt 5,73 triệu đồng mỗi tháng. Vì vậy, giảm tỷ lệ đóng vào đồng nghĩa phải giảm tỷ lệ hưởng các chế độ BHXH của người lao động. Lương hưu lẫn tiền thực hưởng chế độ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vì thế cũng giảm theo. Điều này không phù hợp với điều kiện, bối cảnh của Việt Nam hiện nay.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tăng, nhưng không đáng kể dù năm 2016 bắt đầu thực hiện quy định tiền đóng gồm lương, phụ cấp lương, từ năm 2018 thêm các khoản bổ sung khác.
Nhiều doanh nghiệp đã tách hoặc chuyển các khoản phụ cấp sang phúc lợi khác để không phải tính đóng BHXH. Vì thế, tiền lương đóng BHXH hiện chỉ nhỉnh hơn lương tối thiểu, cộng 5-7% phụ cấp nặng nhọc, độc hại, hoặc lao động qua đào tạo nghề. Mức đóng này khiến lương hưu rất thấp.
Người Hà Nội thể dục ở vườn hoa Thành Công (Hà Nội). Ảnh: Ngọc Thành
Nhằm cải thiện mức lương hưu, trong dự luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất hai phương án tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hàng tháng, áp dụng với lao động khu vực doanh nghiệp trả lương tối thiểu vùng.
Phương án một giữ nguyên quy định hiện hành, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được xác định bằng mức tiền cụ thể ghi trong hợp đồng lao động. Theo phương án này, mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác đều đã xác định từ trước, như phụ cấp chức vụ vài trăm nghìn đồng mỗi tháng. Những khoản biến động trong quá trình làm việc của lao động chưa được tính đóng.
Phương án hai, căn cứ đóng là tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo phương án này, tiền được tính đóng bao gồm cả khoản xác định được trước lẫn biến động trong quá trình làm việc của lao động. Như vậy, nền tiền lương đóng BHXH của người lao động sẽ được nâng lên để hưởng lương hưu cao hơn. Tiền lương đóng BHXH không bao gồm tiền thưởng, các khoản hỗ trợ và trợ cấp không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng.
Hồ sơ dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Chính phủ hôm 11/7, dự kiến trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/1/2025.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Số lượng trẻ em ngày càng ít đi khiến hàng nghìn trường học tại nước này rơi vào cảnh bỏ hoang vì thiếu học sinh.
Theo một báo cáo thống kê năm 2021 của chính phủ Hàn Quốc, tỷ lệ sinh của nước này đã chạm mức thấp nhất từ trước tới nay khi chỉ đạt 0,84 trẻ trên một phụ nữ trưởng thành. Con số này thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh 6 trẻ trên một phụ nữ Hàn Quốc vào năm 1960, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới.
Trong khi đó, các quốc gia khác tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có tỷ lệ sinh trung bình là 1,8 trẻ trên một phụ nữ trưởng thành. Tại Mỹ, tỷ lệ này là khoảng 1,7 trẻ.