Hội thi thu hút khoảng 300 diễn viên không chuyên đến từ 20 công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành giáo dục tỉnh tham gia. Mỗi đơn vị thể hiện một tiết mục múa, nhảy.
Hội thi thu hút khoảng 300 diễn viên không chuyên đến từ 20 công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành giáo dục tỉnh tham gia. Mỗi đơn vị thể hiện một tiết mục múa, nhảy.
Năm 2023, Geleximco lãi sau thuế 74 tỷ đồng, tăng trưởng so với năm trước nhưng còn cách rất xa mức lợi nhuận “đỉnh” của năm 2021.
Tập đoàn Geleximco của đại gia Vũ Văn Tiền kinh doanh thế nào?
Tập đoàn Geleximco - Công ty CP vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2023. Theo đó, công ty ghi nhận lãi sau thuế đạt 73,8 tỷ đồng. Dù tăng trưởng 12% so với thực hiện năm trước song mức lãi này còn kém xa năm “đỉnh cao” 2021, lãi sau thuế tới 488 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp đạt 0,6%.
Tại thời điểm 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của Geleximco tăng 6,7% so với đầu năm, đạt 12.295 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (D/E) là 1,52 lần, tương đương nợ phải trả đạt 18.688 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu gần 1.230 tỷ đồng.
Như vậy, tổng tài sản của Geleximco đạt 30.983 tỷ đồng, vượt những doanh nghiệp bất động sản Top đầu như Đất Xanh, Nam Long, Khang Điền,…
Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Geleximco đang có lô trái phiếu GLXCH2124002 phát hành vào 10/11/2021 với giá trị gần 980 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm, sẽ đáo hạn ngày 10/11/2024. Hiện nay, giá trị lưu hành của lô trái phiếu giảm xuống còn 968 tỷ đồng.
Năm 2023, Geleximco đã chi trả 371 tỷ đồng lãi và 1882,8 tỷ đồng gốc của các lô trái phiếu.
Trái ngược với Geleximco, một doanh nghiệp khác thuộc tập đoàn này là Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương lại kết thúc năm 2023 với khoản lỗ 62 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ ba lỗ liên tiếp. Trước đó, năm 2021 - 2022, công ty lần lượt lỗ 15,5 tỷ đồng và 5,4 tỷ đồng.
Với khoản lỗ lớn trong năm ngoái, vốn chủ sở hữu tại kỳ báo cáo cuối năm 2023 của Vạn Hương giảm về mức gần 3.000 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 5,8 lần lên 7,55 lần, tương đương doanh nghiệp có tổng nợ phải trả hơn 22.300 tỷ đồng.
Vạn Hương là chủ dự án chủ đầu tư Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng) có quy mô 480 ha, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng - một trong những dự án được giới thiệu thuộc danh mục bất động sản do Geleximco phát triển.
Về Geleximco, doanh nghiệp này tiền thân là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội, là cơ nghiệp của anh em ông Vũ Văn Tiền. Tập đoàn được sáng lập lập bởi ông Đào Mạnh Kháng (đã thoái vốn) - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) và hai anh em ông Vũ Văn Tiền và Vũ Văn Hậu. Ở thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của Geleximco đạt 10.900 tỷ đồng.
Tập đoàn này hoạt động trong nhiều lĩnh vực, nổi bật nhất là mảng tài chính - ngân hàng khi đồng sở hữu ABBank, Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán An Bình,…
Ở mảng bất động sản, Geleximco đang phát triển nhiều dự án quy mô lớn như Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng), Khu đô thị Thành phố giao lưu (Hà Nội), Khu đô thị Lê Trọng Tấn (Hà Nội),…
Tập đoàn Inox Hoàng Vũ được thành lập ngày 19/5/1993. Đến nay, sau 30 năm xây dựng và phát triển, Inox Hoàng Vũ đã đi từ doanh nghiệp nhỏ đến Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Sản phẩm Inox Hoàng Vũ đã được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô.
Nhìn vào thời điểm thành lập có thể thấy, Tập đoàn Inox Hoàng Vũ thuộc lớp doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam, vì năm 1990, nước ta mới có Luật Công ty 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990. Đây là những văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc thành lập và hoạt động của các chủ thể kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Hai luật này có hiệu lực từ 15/4/1991, nhưng phải đến năm 1992, Quốc hội mới ban hành Hiến pháp mới, công nhận công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Từ đó, Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty mới thực sự đi vào hoạt động chính thức.
Chủ tịch Tập đoàn Inox Hoàng Vũ - Vũ Tiến Dũng phát biểu trong lễ kỉ niệm 25 năm xây dựng và phát triển Tập đoàn năm 2018. Điểm đáng chú ý là, Doanh nhân Vũ Tiến Dũng là Cựu chiến binh, năm xưa là lính đại học tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường ác liệt, trong đó có Quảng Trị. Ngày 19/5 là ngày sinh nhật Bác Hồ nên ngày thành lập Tập đoàn có thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc
Cũng vào thời điểm đó, vật liệu Inox ở thị trường trong nước còn mới mẻ. Nhận thấy tiềm năng ứng dụng, phát triển của loại sản phẩm này trong tương lai, nên CCB, nhà nghiên cứu khoa học Vũ Tiến Dũng đã thành lập Công ty TNHH Inox Hoàng Vũ với chức năng chính là nhập khẩu và kinh doanh Inox.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Inox Hoàng Vũ luôn trung thành với triết lý kinh doanh: “Tồn tại dựa trên chất lượng, phát triển dựa trên uy tín”. Song song với đó, Inox Hoàng Vũ đã không ngừng nỗ lực xây dựng, đổi mới tư duy, công nghệ, sáng tạo; từ một đơn vị kinh doanh nhỏ, Inox Hoàng Vũ đã vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ, phát triển cả về quy mô cũng như chủng loại sản phẩm.
Hiện nay, Tập đoàn Inox Hoàng Vũ có 7 nhà máy với tổng sản lượng 70.000 tấn/năm, hơn 100 dây chuyền sản xuất ống hộp lớn nhất Việt Nam, tống số cán bộ công nhân viên gần 1.000 người.
Các nhà máy của Tập đoàn Inox Hoàng Vũ được đầu tư trang bị hàng loạt các dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín như: dây chuyền cán nguội cuộn thép không gỉ, dây chuyền lò ủ, dây chuyển xẻ cuộn, dây chuyền sản xuất ống hàn, dây chuyền đánh bóng ống hàn… được nhập khẩu từ các nước có ngành thép không gỉ phát triển nhất trên thế giới đã cho phép Tập đoàn Inox Hoàng Vũ sản xuất ra những sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2015 và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ASTM A554 (Mỹ), JIS G3459 ( Nhật Bản ).
Inox Hoàng Vũ là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn trong nước như: Tập đoàn Hòa Phát; Công ty Xuân Hòa; Công ty cổ phần 22; Công ty Dược và Thiết bị y tế quân đội Z130; Công ty Dược phẩm Đông Á và bắt tay với những doanh nghiệp tầm cỡ thế giới như POSCO; TISCO; SAMSUNG; HYOSUNG,…
Tập đoàn Inox Hoàng Vũ đã tặng hàng trăm xuất quà cho bà con Mộ Trạch, Hải Dương dịp Xuân 2016
Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Inox Hoàng Vũ còn chú trọng chăm sóc đời sống cán bộ công nhân viên. Một điểm ấn tượng là cách đây hàng chục năm, Tập đoàn đã xây dựng một khu nhà dành cho hàng chục hộ gia đình đang công tác tại tập đoàn ở miễn phí. Cùng với đó là các hoạt động vì cộng đồng như: Tặng quà cho người già, người có công, học sinh nghèo học giỏi, đồng bào vùng lũ,.. diễn ra thường niên và trở thành nét đẹp văn hóa được tập đoàn thường xuyên bồi đắp.
Nhìn lại chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Inox Hoàng Vũ đã vươn mình từ đơn vị kinh doanh nhỏ thành một trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam; sản phẩm ống hộp Inox Hoàng Vũ chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn đã được các Bộ, ban, ngành, UBND thành phố Hà Nội tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Trong đó, năm 2022, Inox Hoàng Vũ được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô. Tin rằng, với chiến lược kinh doanh bài bản, với thế và lực đã có, Tập đoàn Inox Hoàng Vũ sẽ tiếp tục viết nên những trang sử vàng doanh nghiệp; đồng thời xây dựng cộng đồng inox Hoàng Vũ phát triển bền vững.
Nhưng cả Phan Vũ và Phú Quang, đều khiến người ta nhớ, bởi tác phẩm của hai ông vẫn còn neo đậu trong tâm hồn. Nhiều khi những câu thơ của Phan Vũ, những ca khúc của Phú Quang, có điều gì đó như cứu rỗi những tâm hồn đang khô cằn héo úa, như đánh thức những kỷ niệm vui buồn vốn nằm khuất lấp trong tâm hồn. Để một chiều đông se sắt gió, đi ngang phố Khâm Thiên, lại nhớ tới Phan Vũ, nhớ tới Phú Quang và tâm hồn ta vang lên câu hát: “Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông/ Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông/ Mảnh trăng mồ côi mùa đông/ Mùa đông năm ấy/ Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ/ Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân...”
Sinh thời, nhà thơ Phan Vũ đã kể về thời điểm cũng như cảm xúc, bối cảnh khi ông viết “Em ơi, Hà Nội phố”. Sau này nhạc sĩ Phú Quang đã chọn ra những câu tâm đắc để phổ thành bài hát nổi tiếng cùng tên. Tinh hoa Việt xin giới thiệu những tâm sự này.
Tôi viết “Em ơi, Hà Nội phố” từ năm 1972 nhưng trong một thời gian dài, vì những lý do riêng, bài thơ chưa đến với độc giả. Cho đến năm 2009, nguyên tác bài thơ mới in trong tập “Thơ Phan Vũ”. Ở Huế, tôi đã đọc bài thơ dưới ánh sáng của một ngọn nến, trong một căn nhà cổ cho một số bạn Huế yêu thơ.
Ở TPHCM, tôi đã đọc tại quán Guitare Gỗ do nhạc sĩ Châu Đăng Khoa đệm đàn và viết một ca khúc phụ họa. Như vậy là gần nửa thế kỷ bài thơ viết về Hà Nội, tại Hà Nội vẫn chưa trở về Hà Nội. Và tôi vẫn mong đợi một dịp được lần đầu đọc “Em ơi, Hà Nội phố” giữa thủ đô.
Tháng chạp năm 1972, khi B-52 của Mỹ bắn phá thủ đô với lời hăm he “đưa Hà Nội trở lại thời kỳ đồ đá”, tôi khởi viết những câu đầu tiên: “Em ơi, Hà Nội phố... Ta còn em, mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa... Điệp từ “Ta còn em, ta còn em...” được lặp lại trong từng đoạn của bài thơ. Có người nghĩ điệp từ này có ý nghĩa thách thức với lời hăm dọa của ông Nixon. Tôi không có ý đó, chỉ thấy lòng mình chùng xuống vì âu lo trước cảnh tượng đất đai Hà Nội bị bom đạn cày xới và máu người Hà Nội đổ trên phố phường, nên đọc một câu “niệm chú” để tự trấn an. “Ta còn em...” là còn những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi trong trạng thái cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về.
Nhưng “Em ơi, Hà Nội phố” không phải là một lời thủ thỉ tự tình, đó là một tiếng kêu thương tha thiết... Tháng chạp bi tráng năm ấy, những sự việc hằng ngày đã khắc ghi những đường rãnh trong ký ức, giữ lại cho con người một nỗi nhớ xót xa, sâu đậm. Chỉ một đêm xuống phố Khâm Thiên sau trận bom, nghe tiếng than khóc của dân phố, nhìn những vành khăn tang trắng xóa trong đêm và ngửi mùi hương cúng đã hình thành ngay hoài niệm để một đời không thể nào quên. Tôi cũng phải nói thêm điệp từ “Ta còn em...” còn có nghĩa “ta mất em...”.
Đó là sự tiếc nuối về những gì “thật Hà Nội” không còn nữa! Không chỉ do chiến tranh mà có thể vì những sai lầm, những vô ý, vô tình của người đời, không ngoại trừ sự quên lãng của thời gian, đã gây ra những đổ vỡ không thể hàn gắn được. Chỉ cần mấy câu thơ của người xưa: “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương”... cũng làm chúng ta rung động huống hồ những xót đau, mất mát thuộc về tâm linh, một thứ để thờ phụng, khiến con người có thể thí mạng để bảo vệ, gìn giữ. Và tinh thần của người Hà Nội trong tháng chạp năm ấy đã chứng tỏ rõ ràng.
Tôi đã sống một mình trên căn gác suốt 12 ngày đêm khốc liệt của Hà Nội. Bao hoài niệm thật đẹp mà tôi đã có trong quãng thời gian được gọi là “chàng trai Hà Nội” đã trở về trên căn gác, tại một khu trắng triệt để sơ tán vì gần Nhà máy điện Yên Phụ, một mục tiêu oanh kích. Những hình ảnh, những ngôn từ dồn dập kéo đến, đan xen, chồng chéo, không theo một thứ tự thời gian, không gian.
Tôi như đang trong một giấc mơ giữa ban ngày với đôi mắt mở! “Em ơi, Hà Nội phố” với 25 khổ thơ đã ra đời trong khoảng cách những hồi còi hụ trên nóc Nhà hát Lớn, với giọng Hà Nội thật chuẩn của cô phát thanh viên báo tin những đợt B-52 vào thành phố. Tôi ghi lại một cách vội vàng, theo sự tình cờ, bất chợt, không xếp đặt. Tất nhiên, trong một quá trình dài dặc nửa thế kỷ, bài thơ không thể nằm yên trong ngăn kéo mà luôn cựa quậy, bắt tôi phải chỉnh sửa nhiều lần. Nhiều khi có vài ly rượu ngà ngà lại chợt nhớ, chợt thương một nỗi niềm, chợt tìm thấy một dáng, một hình, một con chữ cần thêm, cần bớt.
Tôi cũng thường bỏ công chép cả bài thơ dài dặc để tặng ai đó, nhưng khi khách ra về lại hí hoáy sửa lại vì trong lúc chép tặng chợt phát hiện một câu, một chữ chưa vừa ý. Do đó “Em ơi, Hà Nội phố” đã thành tam sao thất bản, đến mức tác giả cũng không sao phân biệt được! Cho đến năm 1985, một lần gặp Phú Quang, một đoạn thơ đã được phổ nhạc. Khi ca khúc “Em ơi, Hà Nội phố” đã nổi tiếng với nhiều khen tặng, có người đến nói về giá trị phần ca từ của tôi, nhưng tôi vẫn nghĩ sự xứng đáng thuộc về Phú Quang với những giai điệu mượt mà, du dương quen thuộc của anh; cả về công lao của Phú Quang với ca khúc ấy đã giới thiệu một bài thơ còn lận đận, chưa ra đời! Mấy câu thơ của tôi, một tâm tư mang tính cá nhân, là nỗi đau thầm lặng, nỗi buồn da diết riêng mang không có tính cộng đồng. Ngày ấy, có một nhà thơ lớn khi đọc bài thơ này đã thật lòng khuyên tôi không nên phổ biến vì có thể chuốc vạ vào thân. Tôi cũng mệt mỏi vì nhiều sự phiền hà văn chương của giai đoạn ấy nên cũng nghe lời bỏ xó.
Tôi hi vọng lần đọc đầu tiên bài thơ ở Hà Nội cũng là đọc bản chính thức cuối cùng của “Em ơi, Hà Nội phố”. Bởi với tuổi 85, hành trình đi qua trần gian, hay nói theo Trịnh Công Sơn là quãng đời “ở trọ trần gian” của tôi cũng đã quá dài so với bao nhiêu bè bạn. Giữa Hà Nội hôm nay bỗng nhiên tôi nghĩ đến những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ cùng đứng với tôi trong ban chấp hành đầu tiên của Chi hội Văn nghệ Nam bộ thành lập từ năm 1952 giữa rừng U Minh, như các anh Diệp Minh Châu, Hà Mậu Nhai, Đoàn Giỏi, Quách Vũ, Dương Tử Giang, Huỳnh Văn Gấm, Chi Lăng, Ngọc Cung, Trương Bỉnh Tòng...
Trong số đó, có người tập kết ra Hà Nội đã nằm lại trong lòng đất thủ đô, những người ở lại miền Nam bị bắt bớ, tù đày cũng đã qua đời. Các anh ấy chỉ biết Hà Nội trong tưởng tượng, càng không thể hình dung có một Hà Nội của thơ như hôm nay với người cuối cùng còn sót lại của ban chấp hành xa xưa trở về Hà Nội đọc thơ! Tôi cũng nghĩ tới những người bạn đã kết thân khi tôi từ miền Nam trở về Hà Nội năm 1956, đó là các anh Tử Phác, Đặng Đình Hưng, Trần Dần, Lê Đạt, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Phùng Quán, Phùng Cung, Hoàng Cầm, Hữu Loan... tất cả các anh ấy đã lần lượt kéo nhau ra đi về “Bến lạ” (tên một tập thơ của Đặng Đình Hưng). Và tôi lại trở thành một trong những kẻ sống sót để thụ hưởng những gì mà đáng lẽ các anh ấy đều được hưởng!
Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya?
Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ...
Những phong thư bỏ quên trong hộc tủ
Ta còn em chút vang động lặng im,
(Trích bài thơ “Em ơi, Hà Nội phố” của thi sĩ Phan Vũ)