Theo tìm hiểu của PV Gia đình và Xã hội, cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ được động thổ ngày 19/11/2020. Cụm công trình nằm trong dự án phát triển giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Bắc bộ - Dự án WB6, nhằm đào một tuyến kênh dài khoảng 1km, rộng 90-100m nối thông giữa sông Đáy và Ninh Cơ (tỉnh Nam Định).
Theo tìm hiểu của PV Gia đình và Xã hội, cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ được động thổ ngày 19/11/2020. Cụm công trình nằm trong dự án phát triển giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Bắc bộ - Dự án WB6, nhằm đào một tuyến kênh dài khoảng 1km, rộng 90-100m nối thông giữa sông Đáy và Ninh Cơ (tỉnh Nam Định).
Video chiêm ngưỡng kênh đào gần 110 triệu USD ở Nam Định sắp hoàn thiện
Campuchia vừa công bố lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn, chính thức chấm dứt việc bán cát cho Singapore - quốc gia đã sử dụng nguồn cát từ Campuchia trong suốt nhiều nằm qua để phục vụ cho việc mở rộng lãnh thổ.Theo hãng tin BBC, các nhóm bảo vệ môi trường nói rằng việc đào và hút cát đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ven biển của Campuchia. Năm ngoái, nước này công bố lệnh cấm xuất khẩu cát tạm thời, nhưng các nhà hoạt động môi trường cho rằng hoạt động đào hút cát vẫn tiếp diễn.Số liệu của Liên hiệp quốc cho thấy Singapore đã nhập khẩu hơn 72 triệu tấn cát từ Campuchia kể từ năm 2007. Trong khi đó, Chính phủ Campuchia nói rằng Singapore chỉ nhập khẩu 16 triệu tấn cát từ nước này trong cùng khoảng thời gian.Từ khi giành độc lập vào năm 1965, Singapore đã mở rộng diện tích được hơn 20%. Đảo quốc sư tử cũng xem việc mở rộng lãnh thổ thông qua bồi lấp là một chiến lược chủ chốt để đáp ứng dân số ngày càng tăng.Cát là vật liệu chủ chốt cho hoạt động bồi lấp, nhưng những dự án gần đây của Singapore đã bất đầu thử nghiệm những kỹ thuật mới đòi hỏi sử dụng ít cát hơn. Ngoài ra, các dự án bồi lấp của Singapore được thi công bởi các nhà thầu tư nhân - những công ty phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu cát, trong đó có cả các biện pháp bảo vệ môi trường.Phát ngôn viên Meng Saktheara thuộc Bộ Khai khoáng và Năng lượng Campuchia nói rằng lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn mà nước này vừa ban hành là câu trả lời đối với những lo ngại về môi trường. “Những lo ngại đó là chính đáng và rủi ro là rất lớn, bởi vậy chúng tôi quyết định cấm xuất khẩu cát và hoạt động đào hút cát quy mô lớn”, ông Meng nói.Trước Campuchia, nhiều quốc gia khác cũng đã ban hành nhiều loại lệnh cấm xuất khẩu cát khác nhau. Chẳng hạn, Malaysia ban lệnh cấm xuất khẩu cát vào năm 1997, còn Indonesia công bố lệnh cấm xuất khẩu đất pha cát sang Singapore vào năm 2007.Các tổ chức môi trường hy vọng rằng lệnh cấm sẽ chấm dứt việc buôn bán cát, hoạt động mà họ cho là gây tổn hại cho môi trường trong nhiều năm trời.“Tôi cho rằng lệnh cấm sẽ tạo ra sự khác biệt. Các công ty khai thác cát sẽ khó mà xuất khẩu cát được nữa”, ông Alejandro Gonzalez-Davidson, một nhà hoạt động thuộc nhóm Mother Nature, phát biểu.Ông Gonzalez-Davidson nói thêm rằng sự chú ý của giới truyền thông và các nhà hoạt động môi trường đối với hoạt động buôn bán cát hiện nay sẽ khiến các công ty khó có thể bất chấp lệnh cấm.
Nhiều nơi trên thế giới khuyến khích học sinh tự do thể hiện cá tính, trong khi một số trường phổ thông ở ta vẫn cấm học sinh nhuộm tóc.
Vụ việc cô giáo trường THPT Đội Cấn, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, dùng kéo cắt tóc một nữ sinh lớp 10 ngay trước lớp do em này nhuộm tóc, trong khi nội quy của trường không cho phép đang gây tranh luận trái chiều. Bỏ qua việc đánh giá hành động xử phạt của giáo viên là đúng hay sai, một vấn đề khác cũng nhận được nhiều quan tâm đó là có nên cấm học sinh nhuộm tóc?
Không ủng hộ quy định cấm học sinh nhuộm tóc khi đến trường đang tồn tại, độc giả Tuan NM nhận định: "Mấy vụ nhuộm tóc, bấm khuyên tai cũng chỉ là sở thích cá nhân. Nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc học hành hay hành xử, đạo đức của học sinh. Thật sự, cách giáo dục cấm đoán này đã quá cổ hủ, lạc hậu. Thời buổi này, chỉ cần bật phim quốc tế về chủ đề trường học, chúng ta có thể thấy học sinh các nước khác thoải mái nhuộm tóc khi đến trường. Nếu chũng ta cũng coi mấy thứ đó làđiều bình thường thì tự khắc những em có chút tính nổi loạn tuổi mới lớn sẽ không còn suy nghĩ phải làm trái quy định để thể hiện mình. Chứ càng cấm sẽ càng phản tác dụng".
Đồng quan điểm, bạn đọc Ong Kenh Thang cho rằng: "Có lẽ đã tới lúc chúng ta cần xem xét nghiêm túc việc các nhà trường được phép ra những quy định như thế nào cho phù hợp? Ở Nhật Bản từ lâu đã nổ ra nhiều tranh cãi về việc cấm học sinh nhuộm tóc. Theo quan điểm của tôi, để tóc như thế nào là quyền của mỗi người, nhà trường thể cấm đoán. Thậm chí, nhiều nơi trên thế giới còn khuyến khích sự đa dạng về hình thức bởi vì việc đó sẽ giúp cho những người bị bạch tạng hay ung thư có thêm tự tin, không thấy mình bị quá khác biệt những người khác".
"Cá nhân tôi thấy không nên cấm đoán nhuộm tóc vì các em có quyền tự do làm đẹp cho bản thân mình. Đôi khi chính điều đó kích thích sự sáng tạo của bản thân để phát triển sau này... Chỉ cần học sinh mặc đúng quần áo đồng phục theo quy định của nhà trường là được, không nên cổ hủ quá", độc giả Rythmoth nói thêm.
Đó cũng là suy nghĩ của bạn đọc Tran Trang: "Tôi không đồng ý cho con tôi trang điểm khi đi học, nhưng không đồng nghĩa rằng mình quá cổ hủ đến mức cấm đoán hoàn toàn. Các con vẫn được cho dùng kem dưỡng da, dưỡng môi, trị mụn... để trở nên ưu nhìn hơn, miễn sao con không phải là một đứa bé hư và ngỗ nghịch là được. Con gái có nhu cầu làm đẹp là chuyện rất bình thường. Tôi thấy nhuộm tóc cũng chẳng sao cả, việc nhuộm tóc đâu liên quan gì đến chuyện học hành?".
Tại Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, quy định về các hành vi học sinh không được làm, không hề có quy định nào là "học sinh không được nhuộm tóc màu". Tât cả tùy thuộc vào quy chế riêng của từng trường.
Với quan điểm trái chiều, bạn đọc Le Hung ủng hộ quy định cấm học sinh nhuộm tóc khi đến trường: "Nhà trường là nơi có kỷ luật, đã khoác trên mình cái áo trắng học trò thì bắt buộc phải giữ kỹ luật chung của trường. Nói là nhu cầu làm đẹp thì hoàn toàn không đúng cho môi trường giáo dục cấp phổ thông trở xuống. Các em còn nhỏ, nên tập trung việc học, thay vì đua đòi, a dua theo trào lưu. Cái răng cái tóc là gốc con người, thử tưởng tượng xem toàn những mái đầu xanh, đỏ, vàng, tím trong màu áo học trò thì nó lố lăng đến cỡ nào?
Nếu muốn làm đẹp, nổi bật khi đi chơi thì các em có thể dùng dạng thuốc nhuộm xịt một lần, sau khi gội đầu sẽ bay hết màu, không ảnh hưởng đến môi trường giáo dục chung. Ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, cái tốt thì không thấy học, toàn học những cái trào lưu tào lao để thể hiện bản thân thì không thể cổ súy".
Cũng cho rằng quy định cấm học sinh nhuộm tóc là hoàn toàn đúng đắn, độc giả Van Phong nhấn mạnh: "Việc cô giáo cắt tóc học sinh như vậy là không nên. Tuy nhiên, tôi cho rằng hầu hết các trường công lập đều cấm học sinh nhuộm tóc là một quy định đúng đắn. Trường học chứ không phải sàn diễn thời trang. Và đây cũng là cách để bảo vệ học sinh (tránh tình trạng phân biệt giàu nghèo qua cách ăn mặc, hay miệt thị ngoại hình của nhau...). Thử tưởng tượng một lớp mà học sinh toàn đầu xanhn đầu đỏ thì sẽ thế nào? Thời nào thì học sinh vẫn là học sinh, vẫn phải thực hiện nội quy trường lớp".
Đồng quan điểm cần cứng rắn với những học sinh nhuộm tóc khi đến trường, bạn đọc Nhan Su bình luận: "Hiện nay, chúng ta đang nghĩ theo hướng tự do quá mức. Các bạn nếu đã có con trong độ tuổi dậy thì thử tự nghĩ lại xem con cái mình như thế nào. Nhà trường và giáo viên phải nghiêm khắc thì các em mới tốt lên được. Học sinh đang tuổi lớn có nhiều hành động không đúng mà phải sau này mới nhận thức được. Còn những người cổ súy theo kiểu để học sinh tự do muốn làm gì thì làm thì quả là sai lầm".
Cho rằng không nên cho phép học sinh nhuộm tóc dù vì bất cứ lý do nào, độc giả Hop Nguyen kết lại: "Học sinh trong môi trường phổ thông không nên nhuộm tóc, xăm trổ. Ở mỗi nước có thể có quan niệm khác, nhưng ở nước ta, nhuộm tóc, xăm trổ đều bị xem là không đàng hoàng dù bất kỳ hình thức nào".